1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Khủng hoảng nợ Dubai đang tái diễn tại châu Âu?

(Dân trí) - Việc châu Âu để cho Hy Lạp vỡ nợ hoặc tìm đến Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xin trợ giúp sẽ là một cú đánh mạnh vào uy tín của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Bất kỳ ai tin rằng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã qua sẽ cảm thấy hết sức lo lắng khi nhìn vào những gì đang diễn ra tại châu Âu tuần này. Trong nỗ lực cứu kinh tế, Bộ trưởng Tài chính Ireland đã cam kết tiết kiệm 6 tỷ USD để ngăn thâm hụt ngân sách.

Trong một tuyên bố khác được đưa ra trước đó vài giờ, Bộ trưởng Tài chính Anh công bố kế hoạch cứu kinh tế Anh, áp thuế đối với lương thưởng ngành ngân hàng, nâng đóng góp phúc lợi xã hội và hạn chế lương người lao động trong lĩnh vực công. Tình hình ở một số nước khác thuộc khu vực châu Âu còn tệ hại hơn.

Cụ thể cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hy Lạp giảm 9% trong 2 ngày giao dịch vừa qua. Xét đến tình trạng tài chính công tệ hại của Hy Lạp, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch đã hạ xếp hạng nợ của nước này xuống mức BBB+, thấp hơn so với bất kỳ quốc gia nào thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Hai tuần sau khi Dubai khiến nhà đầu tư trên thế giới “kinh sợ” khi tuyên bố xin hoãn khoản nợ 60 tỷ USD, việc Hy Lạp bị hạ xếp hạng nợ là bằng chứng cho thấy khủng hoảng kinh tế toàn cầu còn lâu mới qua.

Giải quyết những khó khăn hiện nay không phải nhiệm vụ đơn giản. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, ông Jean-Claude Trichet, cho đến nay vẫn duy trì lãi suất cơ bản đồng euro ở mức thấp, hôm thứ Hai vừa rồi đã hối thúc Hy Lạp giải quyết các vấn đề của nước này.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp mới đây đã cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để vực dậy tài chính công của nước này. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Hy Lạp năm 2010 từ 12,7% (cao gấp 4 lần mức cho phép của Khu vực đồng tiền chung châu Âu) xuống 9,1%.

Ireland hoàn toàn ngược lại. Sau khi để mất lợi thế đối với thị trường châu Âu, chi phí lao động cao khiến xuất khẩu nước này vào khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm 20% trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2008.

Trong báo cáo ngân sách công bố ngày 9/12, Chính phủ Ireland thông báo giảm lương trong lĩnh vực công, điều này hẳn sẽ đương đầu với nhiều sự phản đối, thế nhưng đó là phù hợp, Hy Lạp sẽ còn lâu mới nhận ra rằng họ không còn cơ hội lựa chọn nào khác.

Thông tin mới nhất về Hy Lạp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực đồng tiền chung châu Âu. Châu Âu khó có thể hỗ trợ cũng như áp dụng biện pháp trừng phạt nào đối với Hy Lạp.

Việc để cho Hy Lạp vỡ nợ hoặc tìm đến Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) xin trợ giúp sẽ là một cú đánh mạnh vào uy tín của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu cho đến nay đã tồn tại được 11 năm.

Nếu có nhận được hỗ trợ nào về tài chính, sự ứng cứu đó hẳn sẽ đi kèm với điều kiện ngặt nghèo, Hy Lạp cho đến nay thật sự cũng đã “cùng đường”.

Ngọc Diệp
Theo Time

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm