1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Tiêu cực ở bưu điện Nghệ An và Hà Tây:

Không đủ căn cứ quy trách nhiệm cá nhân

Cơ quan CSĐT (Bộ Công an) vừa có báo cáo kết thúc điều tra vụ án: Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi xảy ra tại Bưu điện tỉnh Nghệ An và Hà Tây.

Đối với các bị can Nguyễn Xuân Lý (nguyên Giám đốc Bưu điện tỉnh Nghệ An), Tăng Hữu Tá (nguyên Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Tây), Phạm Thị Thanh Thúy (nghề nghiệp tự do), Nguyễn Minh Tuấn (Phó giám đốc DNTN Mĩ Nguyễn), qua các chứng cứ thu thập được, lời khai của các bị can, đối tượng liên quan, CQĐT nhận thấy các bị can này đã có móc nối, thỏa thuận, gửi giá, nâng giá in danh bạ điện thoại (DBĐT) lên quá cao so với đơn giá tại Bản kết luận giám định của Bộ Tài chính.

Từ đó, các bị can này đã thông đồng để rút hàng chục tỷ đồng của Nhà nước chia nhau, có dấu hiệu của tội Tham ô chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, CQCSĐT đề nghị chuyển 4 bị can này từ tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước... sang tội Tham ô tài sản.

Cơ quan CSĐT cũng đề nghị xem xét khởi tố đối với ông Nguyễn Xuân Phan (Phó giám đốc Bưu điện Nghệ An) về tội "Cố ý làm trái... gây hậu quả nghiệm trọng".

"Móc nối" chia chác nhau hàng chục tỷ đồng của Nhà nước

Theo kết luận điều tra của cơ quan công an, thông qua sự giới thiệu của ông Vũ Văn Luân, Chủ tịch HĐQT Tổng Cty BCVT Việt Nam (VNPT), Thúy (trước từng làm ở báo Thương mại nên quen biết Ng) đến Nghệ An gặp Nguyễn Xuân Lý, Giám đốc Bưu điện tỉnh để đặt vấn đề cho Thúy được in DBĐT.

Thúy chào giá 80 ngàn đồng/cuốn, còn ông Lý gửi giá thêm 20 ngàn đồng/cuốn (theo lời khai của Thúy) nên Thúy đã ký được hợp đồng in DBĐT 100 ngàn đồng/cuốn, trị giá 200 ngàn cuốn là 20 tỷ đồng.

Qua hợp đồng này, Thúy chia cho 1,6 tỷ đồng. Nhưng theo lời Thúy thì ông Lý được chia 3 tỷ đồng. Trừ các khoản chi phí, chia chác khác, riêng hợp đồng này Thúy cũng bỏ túi hơn 8 tỷ đồng.

Còn Nguyễn Xuân Lý khai rằng đã thỏa thuận hợp đồng in DBĐT, chưa khai có sự giới thiệu và tác động của ông Vũ Văn Luân.

Sau khi hợp đồng được ký, Trưởng phòng Kế hoạch đầu tư Hồ Đình Chiến khai vì thấy hợp đồng có giá trị lớn trong khi kế hoạch của Bưu điện chỉ còn vài tỷ để chi cho quảng cáo, tiếp thị, khánh tiết.

Việc ký hợp đồng giá trị lớn không qua đấu thầu, hợp đồng lại do ông Phan, Phó giám đốc ký là không đúng thẩm quyền nên Chiến đã tham mưu cho Nguyễn Xuân Lý "mở thầu". Lý đã đồng ý giao cho cấp dưới chỉ đạo lập hồ sơ thầu cho hợp thức hóa và ký giấy ủy quyền cho ông Nguyễn Xuân Phan được ký hợp đồng kinh tế.

Sau khi ký được hợp đồng in DBĐT với Bưu điện tỉnh Nghệ An và thấy việc "kiếm" tiền tỷ quá dễ dàng, Tăng Hữu Tá (Giám đốc Bưu điện Hà Tây) được bàn để in DBĐT và được hứa sẽ chi lại cho ông Tá 10% giá trị hợp đồng. Khi cấp dưới thảo tờ trình xin kinh phí với giá 60 ngàn đồng/cuốn, nhưng ông Tá không đồng ý mà yêu cầu phải làm lại tờ trình với giá 100 ngàn đồng/cuốn.

Chính vì vậy, Bưu điện tỉnh Hà Tây mới có tờ trình gửi ban Kế hoạch -VNPT xin 5 tỷ đồng để in 150 ngàn cuốn danh bạ. Cũng với hình thức mở thầu, dùng "quân xanh, quân đỏ", không cần tổ chức thẩm định, không có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, không có thông báo trúng thầu... ông Tăng Hữu Tá vẫn ký hợp đồng in DBĐT cho Phạm Thị Thanh Thúy...

Theo báo cáo kết quả điều tra của cơ quan công an thì: bị can Tăng Hữu Tá có thái độ khai báo quanh co, đổ hết tội cho cấp dưới và không thừa nhận việc có thỏa thuận giá.

  vậy, mặc dù đến nay chưa xác định được khoản tiền nào mà Tá nhận (do hợp đồng chưa thực hiện được thì bị phát hiện) nhưng qua lời khai của các đối tượng có liên quan vẫn đủ cơ sở xác định hành vi của Tăng Hữu Tá là phạm tội "Tham ô tài sản".

Về trách nhiệm của một số lãnh đạo VNPT

Theo lời khai của đối tượng thì do mối quan hệ với ông Vũ Văn Luân (Chủ tịch HĐQT -VNPT) và ông Luân đã điện thoại cho Nguyễn Xuân Lý, giới thiệu vào làm việc để lấy quảng cáo, ký hợp đồng in DBĐT nhưng ông Lý thì chưa thừa nhận có việc tác động này (?!).

Việc cấp bổ sung cho Bưu điện tỉnh Nghệ An 13,1 tỷ đồng, Bưu điện tỉnh Hà Tây 9 tỷ đồng, một số chuyên viên của Ban Kế hoạch (VNPT) cho rằng họ đã có tham khảo giá thực tế và căn cứ vào thuê bao của từng tỉnh cũng như đề nghị của các bưu điện tỉnh đề xuất.

Căn cứ vào kết quả làm việc với tập thể lãnh đạo VNPT và kết quả ghi lời khai của các ông Vũ Văn Luân, ông Lê Bá Thước (Phó Tổng giám đốc VNPT), ông Phạm Long Trận... và một số cán bộ của Ban Kế hoạch, Ban Kế toán thống kê cũng như điều lệ tổ chức hoạt động của VNPT thì việc bổ sung kinh phí in DBĐT là thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc.

Đây vẫn là số tiền thuộc phạm vi nguồn chi quảng cáo, khuyến mại của VNPT được Nhà nước cho phép 10% trên tổng chi phí liệt kê. Tuy nhiên, bản kết luân điều tra vẫn không phát hiên được có sự mọc nối giữa lãnh đạo VNPT vơi giám đốc 2 bưu điên nêu trên. Do vậy đông đủ căn cứ xem xét xử lý về hình sự đối với những cá nhân liên quan ở VNPT.

Theo VnMedia/ĐS&PL

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm