Khai thác tận diệt, hàng loạt công ty Trung Quốc bị tẩy chay ở các nước
Khai thác tận diệt, ảnh hưởng đến môi trường, các công ty Trung Quốc bị quốc gia châu Phi rút giấy phép khai thác mỏ.
Zimbabwe tuần trước đã thu hồi quyết định cấp phép cho các công ty Trung Quốc khai thác than tại vườn quốc gia Hwange của Zimbabwe.
Zhongxin Coal Mining Group và Afrochine Smelting nằm trong số các công ty bị ngừng hoạt động tại Vườn quốc gia Hwange.
Các công ty Trung Quốc đã liên tục nhận được những cáo buộc từ nhóm hoạt động môi trường rằng họ không minh bạch trong hoạt động của mình và đang phá hủy hệ sinh thái trong việc tìm kiếm nguyên liệu thô ở khắp Châu Phi.
Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, hoạt động này để tránh tình trạng “suy thoái sinh thái” trong công viên. Vườn Quốc gia Hwange là nhà của hơn 45.000 con voi.
Nhưng số voi chết vì nghi nhiễm khuẩn đã tăng lên tới hàng chục con. Ô nhiễm từ các hoạt động khai thác than được cho là nguyên nhân chính dẫn tới suy thoái môi trường và ảnh hưởng đến đàn voi.
Một năm trước, Trung Quốc đã bị các nhà hoạt động chỉ trích vì đã nhập khẩu lậu 30 con voi từ Vườn Quốc gia Hwange, đi ngược lại với chỉ thị của Công ước cấm buôn bán các loạt động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Ông Inger Andersen, Giám đốc điều hành của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) có trụ sở tại Nairobi, hoan nghênh lệnh cấm của Zimbabwe, gọi đây là “quyết định hoàn toàn đúng đắn của Zimbabwe”.
“Chúng tôi không cần các mỏ than mới. Bảo vệ đa dạng sinh học là điều cần thiết cho con người, cho hành tinh,” - ông Andersen nói.
Không chỉ Zimbabwe, tại Kenya, các công ty Trung Quốc cũng gặp rắc rối lớn.
Công ty Trung Quốc và các đối tác của họ ở Kenya hồi năm ngoái đã gặp thất bại lớn khi một tòa án dừng việc xây dựng nhà máy nhiệt điện than trị giá 2 tỷ USD. Vụ việc bị dừng lại sau khi các nhà môi trường khởi đơn kiện các công ty này, lập luận rằng dự án này gây nguy hiểm cho thị trấn ven biển Lamu nằm trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO.
Ước tính chi phí của nhà máy là 2 tỷ USD thì có khoảng 1,2 tỷ USD đến từ Ngân hàng Thương mại Công nghiệp Trung Quốc.
Trung Quốc đang tài trợ cho tám dự án chạy bằng than ở châu Phi - trong đó có nhà máy nhiệt điện than Hamrawein của Ai Cập.
Trên khắp châu Phi, từ Kenya đến Mozambique, Nigeria và Cộng hòa Dân chủ Congo, các công ty Trung Quốc đã phải đấu tranh với các nhà bảo vệ môi trường, cáo buộc họ phá hủy hệ sinh thái để tìm kiếm hàng hóa, bao gồm dầu, kim loại và gỗ.
Tổ chức Hòa Bình Xanh, một tổ chức môi trường phi chính phủ cho biết, nhu cầu gỗ ngày càng tăng của Trung Quốc đang gây áp lực lên các khu rừng ở lưu vực Congo, khu rừng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới sau Amazon. Lưu vực Congo trải dài qua Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Congo, Guinea Xích đạo và Gabon.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu gỗ tròn lớn nhất từ các nước Trung Phi và các công ty Trung Quốc hiện quản lý các nhượng quyền rừng tương đương với khoảng 25% diện tích nhượng địa được giao ở rừng lưu vực Congo, theo tổ chức Hòa Bình Xanh châu Phi.
Tal Harris, điều phối viên truyền thông quốc tế của Tổ chức Hòa Bình Xanh châu Phi có trụ sở tại Dakar-Senegal, cho biết chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các chương trình trồng rừng đầy ấn tượng nhưng các quốc gia châu Phi "không thể chấp nhận được việc các công ty Trung Quốc được phép phá hoại khu rằng nhiệt đới lớn thứ hai thế giới".
Được biết, các chương trình trồng rừng của Trung Quốc được thực hiện thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường. Tuy nhiên, các dự án được đánh giá là "cách xa giữa mục tiêu dự án và thực tế trên mặt đất".
Tổ chức Hòa Bình Xanh châu Phi cho rằng, điều quan trọng và cần thiết là phải điều chỉnh các doanh nghiệp của mình ở nước ngoài để tránh việc phá hủy các môi trường sống tự nhiên quan trọng, ví dụ như Rừng lưu vực Congo.
“Có những vấn đề đang tiếp diễn trên khắp lục địa châu Phi. Phần lớn, những điều này được thúc đẩy bởi các doanh nghiệp riêng lẻ của Trung Quốc, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và đôi khi là chính quyền cấp tỉnh. Cho đến nay, chính quyền trung ương đã không thể quản lý các công ty ở nước ngoài này” - bà Elizabeth Losos, thành viên cấp cao tại Viện Nicholas về Giải pháp Chính sách Môi trường của Đại học Duke nói.
David Shinn, giáo sư tại Trường Vấn đề Quốc tế Elliott của Đại học George Washington cho rằng, một phần lỗi đến từ các nhà lãnh đạo châu Phi. Ông nói: “Các quan chức châu Phi thường nhắm mắt làm ngơ trước các hoạt động bất hợp pháp hoặc hủy hoại môi trường. Các quan chức và lâm tặc châu Phi ít nhất cũng đồng lõa như công ty Trung Quốc”.
Trung Quốc rót tiền đầu tư và mang chính trị để đe dọa
Trung Quốc là nhà đầu tư và nhà tài chính lớn nhất ở Zimbabwe, nơi một số công ty Trung Quốc cũng khai thác vàng, kim cương và các khoáng sản khác.
Bắc Kinh là đồng minh ngoại giao và kinh tế quan trọng của Zimbabwe kể từ khi Mỹ và EU áp đặttrừng phạt.
Trước việc Zimbabwe rút giấy phép hoạt động của các công ty Trung Quốc, phía Bắc Kinh đã lên tiếng mạnh mẽ.
Zimbabwe minh bạch hơn và "sử dụng tiền khai thác để phát triển đất nước và cải thiện cuộc sống của người dân”.
“Zimbabwe nên thực thi luật pháp và quy định để tăng tính minh bạch của doanh nghiệp trong khai thác mỏ và thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của các doanh nghiệp” - ông Guo cho biết trong một tuyên bố hôm 10/9.
Đại sứ Trung Quốc cũng muốn tất cả các công ty khai thác mỏ được giám sát để xem họ có hoạt động hợp pháp hay không, liệu họ có tuân thủ các chính sách bảo vệ môi trường và lao động của Zimbabwe hay không, và liệu họ có đang kinh doanh các sản phẩm khoáng sản thông qua các kênh hợp pháp hay không.