1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Kết quả giai đoạn 1 chương trình “Phân bón giả, tác hại thật”

Chương trình Phân bón giả, tác hại thật bắt đầu được thực hiện từ tháng 4/2016, qua quá trình thực hiện tới nay, chương trình đã trải qua gần nửa chặng đường và đạt được những thành công nhất định, góp tiếng nói vào công cuộc đẩy lùi nạn phân bón giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.

Các hoạt động chính nằm trong chương trình đã được thực hiện bao gồm:

Buổi Họp báo khởi động chương trình ngày 06/06 tại Hà Nội với nội dung: Công bố các thông tin về chương trình và hoạt động thuộc chương trình, phát động cuộc thi Sáng kiến nhà nông, bước đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo về chiến dịch chống phân bón giả.

Buổi họp báo đã diễn ra thành công với sự tham dự của hơn 30 cơ quan Báo chí truyền hình, trong đó bao gồm cả những đơn vị báo chí truyền hình lớn có sức ảnh hưởng như: Đài Truyền hình Việt Nam, Lao động, Nhân dân, Tuổi trẻ, Công an nhân dân, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn ngày nay…

Trên Truyền hình: Đưa tin về buổi họp báo trên Thời sự 19h VTV1 và Chương trình Chào buổi sáng Bông lúa.

Trên báo in: Các thông tin về buổi họp báo xuất hiện trên 20 đầu báo in khác nhau: Nhân dân, CAND, CA TPHCM, Tuổi trẻ, NTNN, NNVN, Công thương….


PVFCCo - Đạm Phú Mỹ là đơn vị đồng hành độc quyền của chương trình

PVFCCo - Đạm Phú Mỹ là đơn vị đồng hành độc quyền của chương trình

Trên báo điện tử và trang tin điện tử: Lượng tin bài trên các phương tiện báo chí truyền hình: Con số bài viết lên tới hơn 20 bài, được đăng lại trên gần 50 đầu báo và trang tin điện tử khác nhau.

Phát động cuộc thi “Sáng kiến nhà nông” với nội dung: Là sân chơi kiến thức, sáng tạo cho bà con nông dân tham gia đóng góp ý kiến, vừa nhằm bảo vệ bản thân nhưng cũng là bảo vệ cộng đồng khỏi những tác hại của phân bón giả.

Sau gần 1 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được hơn 30 bài dự thi, bao gồm các bài thi hiến kế, sáng kiến, đóng góp của bà con nông dân về cách bài trừ nạn phân bón giả. Hotline của chương trình đã nhận được nhiều câu hỏi, thắc mắc của bà con về cách sử dụng phân bón và chăm sóc cây trồng… Trong đó Ban tổ chức đã chọn được 3 bài Dự thi xuất sắc nhất để trao giải vào chương trình hôm nay.

Tọa đàm Tuổi trẻ ngày 15/06 tại Tòa soạn báo Tuổi trẻ TP HCM với nội dung: Chống phân bón giả - kém chất lượng sao cho hiệu quả?

Các nội dung cụ thể: Thực trạng phân bón giả, kém chất lượng trên thị trường hiện nay, giải pháp khắc phục từ phía cơ quan quản lý, giải pháp đề xuất của chuyên gia, đóng góp của doanh nghiệp đầu ngành nhằm giảm bớt tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, một số gợi ý, tư vấn cho người sử dụng phân bón.

Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Tuổi trẻ tv, tường thuật trên báo Tuổi trẻ và Tuổi trẻ Online.

Trong đó, PVFCCo - Đạm Phú Mỹ là đơn vị đồng hành độc quyền của chương trình.

Từ các hoạt động đó, chúng tôi đánh giá hiệu quả ban đầu của chương trình như sau:

Bước đầu, chương trình “Phân bón giả tác hại thật” được biết đến rộng rãi như một thương hiệu tiên phong trong hoạt động đẩy lùi nạn phân bón giả nói chung. Bắt đầu tạo được hiệu ứng tốt trong dư luận và truyền thông.

Bước sang giai đoạn 2, chương trình đi sâu vào thực tế bằng việc đi đến các tỉnh thành, tổ chức Hội thảo và chương trình cụ thể để bà con nông dân trực tiếp tham dự, tìm hiểu thông tin.

Để mở đầu, chương trình “Phân bón giả, tác hại thật” chọn Vũng Tàu là điểm đến để tổ chức chương trình hội thảo với mục đích trực tiếp thông tin, hướng dẫn cho bà con nông dân cách phân biệt phân bón thật – giả, để bà con có những kiến thức cơ bản tự bảo vệ mình khỏi nạn phân bón giả cũng như cung cấp các thông tin Pháp luật, chế tài xử phạt với việc sản xuất, kinh doanh phân bón giả tới bà con nông dân.

Tại hội thảo “Phân bón giả - tác hại thật” mới được tổ chức tại TP Vũng Tàu, các ý kiến đều cho rằng: Đã đến lúc phải tuyên chiến với nạn phân bón giả. Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho biết, trước đây, mỗi năm Việt Nam nhập hơn 60% nhu cầu phân bón các loại, nhưng nay đáp ứng được hơn 80%. Hiện nước ta tiêu thụ mỗi năm gần 11 triệu tấn phân bón, trong đó có hơn 8 triệu tấn đã tự sản xuất được, còn lại là nhập khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những công ty làm ăn kinh doanh chân chính vẫn có không ít công ty bất chấp thủ đoạn, bất chấp đạo đức, sản xuất phân bón kém chất lượng, mặc dù các cơ quan quyết liệt kiểm soát và xử phạt nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp.

Lý do một phần được tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới lý giải rằng, hiện trên thị trường có khoảng 7.000 loại phân bón khác nhau nên để phân biệt những sản phẩm này bằng mắt thường là không thể làm được. Theo các đại biểu tại hội thảo, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn làn như thời gian qua.

Trong bối cảnh đó các chuyên gia nông nghiệp khuyên bà con, khi mua phân bón nên đến những nơi có uy tín, không ham sản phẩm rẻ, trôi nổi. Bên cạnh đó, khi mua hàng bà con yêu cầu hóa đơn, hoặc có giấy xác nhận của đơn vị, cơ sở bán trước khi mang về nhà.

Ngoài ra, để đảm bảo hơn, phòng trường hợp mua phải phân bón giả, phân bón kém chất lượng, theo ông Ngĩa, bà con nông dân, khi mua về để lại một ít mẫu trong nhà phòng khi gặp sự cố có thể đưa cho cơ quan chức năng phân tích, xử lý để được bảo vệ quyền lợi của mình.

Về lâu dài, trong cuộc chiến với phân bón giả, phân bón kém chất lượng, ông Trịnh Văn Chương, Phó Giám đốc Cty cổ phần phân bón Đạm hóa chất dầu khí Đông Nam Bộ cho rằng, phòng chống phân bón giả cần sự chung tay của các công ty, các đơn vị, các cá nhân và nhà nước mới hy vọng làm được. Còn theo ông Hồ Văn Thái, Phó chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong vấn đề này, cơ quan chức năng cần giúp bà con nông dân về thông tin, tuyên truyền kiến thức đến bà con để nhận biết mỗi sản phẩm đang bán ra thị trường.

Theo ông Đỗ Thanh Lam, Nhà nước cần đưa ra các chế tài đủ mạnh để điều chỉnh, xử lý để đầy lùi nạn phân bón; tăng cường tuyên truyền, làm thế nào các tổ chức kinh doanh không sản xuất phân bón giả; tuyên truyền đến người tiêu dùng đến các cơ sở, các sản phẩm không đạt chất lượng. Sẵn sàng hợp tác với các cơ quan chức năng, tố giác tội phạm không để cho các đối tượng có đất sống.