K+ đối phó với truyền hình giá rẻ

Thông tin K+ cơ cấu lại gói cước theo hướng “dễ thở” hơn cho khách hàng, đặc biệt là các fan bóng đá EPL, khiến cho thị trường truyền hình trả tiền xôn xao, đoán già đoán non.

Viettel có phải mối đe dọa?

 

Với chính sách mới,  K+ cơ cấu lại các gói cước, ba gói Access+, Premium+ và HD+ trước đây sẽ được cơ cấu lại thành 2 gói mới là Access+ và PremiumHD+. Gói Access+ sau khi được bổ sung thêm 9 kênh truyền hình sẽ có giá mới là 85.000 đồng/tháng. K+  là nhà đài đầu tiên trên thị trường không phân biệt dịch vụ HD hay SD, cùng giá cước thuê bao 220 đồng/tháng, các thuê bao lựa chọn đầu thu tín hiệu HD hay SD là được xem chất lượng tương ứng. Và như vậy, các thuê bao HD của K+ cũng được giảm tới 20% cước phí hàng tháng, một mức giảm lớn thể hiện sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của K+.

 

Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Liệu có phải K+ giảm giá là để cạnh tranh với các nhà cung cấp mới như VNPT, FPT, đặc biệt là với Viettel TV dự kiến áp dụng chiến thuật giá rẻ 30 - 40.000 đồng/tháng? Tại sao K+ bỏ hơn 30 triệu USD mua độc quyền Bản quyền phát sóng Giải ngoại hạng anh từ 2013-2016 là để kinh doanh nhưng tại sao lại giảm giá cước?
 
Có thể thấy rằng, việc K+ giảm giá không phải là nhằm cạnh tranh với Viettel bởi 3 lý do.
 

Có thể thấy rằng, việc K+ giảm giá không phải là nhằm cạnh tranh với Viettel bởi 3 lý do.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Thứ nhất, K+ và Viettel nhắm tới 2 phân khúc khách hàng khác nhau. Nếu như K+ định vị phân khúc của mình là phân khúc cao cấp, đối tượng khách hàng khu biệt ở nhóm có khả năng và sẵn sàng chi trả thì Viettel lại nhắm tới phân khúc giá rẻ, bình dân, nhóm khách hàng miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bản thân cả ông Nguyễn Minh Phương, Giám đốc Viettel TV và ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc K+ cũng đã nhiều lần khẳng định: “Chúng tôi nhắm tới đối tượng khách hàng riêng”.

 

Thứ 2, phương thức truyền dẫn của Viettel và K+ khác nhau. K+ sử dụng truyền hình số vệ tinh còn Viettel sử dụng cáp truyền dẫn. Hiện thị trường truyền hình trả tiền được chia thành 3 nhóm: truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất và truyền hình số vệ tinh. Nếu nói cạnh tranh trực tiếp thì K+ phải cạnh tranh với đối thủ trực tiếp là VTC và AVG còn Viettel là VTVCab, SCTV hay HCATV…Nhưng có vẻ như K+ đang chiếm lợi thế khi mới đây công bố rằng K+ đã đạt khoảng hơn 600.000 thuê bao, chiếm gần 50% thị phần phân khúc truyền hình số vệ tinh.

 

Thứ 3, hai nhà đài này đi theo hướng cung cấp nội dung khác nhau. Đối với K+, nhà đài này vẫn sẽ đi theo hướng thể thao và giải trí. Ngoài “vũ khí” và thế mạnh là thể thao, phim truyện…K+ còn đầu tư sản xuất các chương trình truyền hình đặc sắc sản xuất trong nước như Bếp của mẹ, Đến từ sao Kim, Người truyền lửa... mua thêm các chương trình mua bản quyền sẽ có thêm nhiều nội dung hấp dẫn hơn. Trong khi đó, Viettel TV cho biết họ sẽ làm truyền hình giáo dục, y tế, mua sắm, an sinh xã hội.

 

“Vũ khí độc” vẫn phải có chính sách mềm

 

Vậy tại sao K+ lại giảm giá trong khi lẽ ra K+ bỏ rất nhiều tiền ra để mua bản quyền các Giải bóng đá Ngoại hạng Anh,  các chương trình truyền hình thực tế, thể thao… trong khi phải tăng giá mới đúng?

 

Đúng là vấn đề bản quyền và giá cước phải tỷ lệ thuận với nhau bởi bản quyền chính là chi phí đầu vào còn giá cước là doanh thu của nhà đài. Theo một lẽ thông thường nếu chi phí cao, giá thành cao mà bán với giá rẻ thì đó là kinh doanh “không khôn ngoan”.

 

Nhưng có lẽ đây là một chiến lược mới của K+, có thể hiểu rằng, K+ đang thay đổi chiến thuật,  4 năm qua K+ là nhà đài có chi phí giá cước cao nhất Việt Nam, tất nhiên là bởi Với vũ khí độc trong tay là các chương trình thể thao độc quyền và chất lượng sóng,  K+ đi nước cờ ít thuê bao nhưng với giá cao sẽ vẫn đảm bảo được doanh thu. Nhưng trong bối cảnh mới, K+ buộc phải phát triển thuê bao mới theo kiểu “lấy đông thuê bao bù doanh số”.

 

Có lẽ sau 4 năm ở thị trường Việt Nam, một thị trường có thói quen dùng “nội dung bao cấp” và thích giá rẻ K+ đã tỉnh ra. Động thái giảm giá cước của K+ được coi là một bước đi khôn ngoan để tăng thuê bao, tăng thị phần và giảm rủi ro.

 

Cũng cần phải nói thêm rằng, việc K+ giảm giá cước, giảm giá thiết bị, tăng các chương trình đặc sắc hay việc các nhà đài như K+, Viettel TV, SCTV, VTVCab…cạnh tranh gay gắt, giảm giá thuê bao thì suy cho cùng người hưởng lợi cuối cùng vẫn là người xem truyền hình.

 

Kiên Hoàng
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước