1. Dòng sự kiện:
  2. Kết quả kinh doanh

Phiên xét xử vụ án "siêu lừa" Huyền Như chiều 7/1:

Huyền Như: "3.900 tỷ đã đem trả hết cho các chủ nợ"

(Dân trí) - Trước hàng loạt câu hỏi của chủ tọa, Huyền Như khai nhận số tiền 3.900 tỷ đồng chiếm đoạt được của các ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân đều đã được đem trả nợ cho các chủ nợ. Huyền Như cũng cho biết không có ý định mang tiền trốn ra nước ngoài.

[CẬP NHẬT] - 15h:  

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Ông Nguyễn Bá Thanh dự phiên tòa xử Dương Tự Trọng

Hạn mức nhập khẩu xăng dầu: Giảm 2 triệu tấn

Rau củ, thuỷ hải sản ế ẩm, giảm giá

'Bán' mỏ than cho nước ngoài: Hớ một lần, thiệt chục năm?

Bị cáo cất giữ, chi tiêu như thế nào đối với các khoản tiền đã trục lợi được?  

Bị cáo trả hết cho các chủ nợ. Dòng tiền này bị cáo đã chứng minh hết trong bảng kê của cơ quan điều tra.

Trong bảng kê của bị cáo, tài sản chỉ khoảng chừng 200 tỷ đồng. Trong số 3.900 tỷ đồng, cơ quan điều tra thu lại có 200 tỷ đồng. Có tài sản bị cáo chuyển nhượng cho người khác qua công chứng, có trường hợp chuyển nhượng tiếp lần 2. Bị cáo giải thích thế nào?

Đây là những tài sản bị cáo có trước đó. Hơn 800 tỷ đồng, bị cáo chi trả bằng tiền mặt cho những cá nhân cho vay lãi cao nên không có chứng từ nhưng trong sổ sách nhân viên của bị cáo có ghi.

Phần tiền 3.900 tỷ đồng, bị cáo chuyển trả như thế nào, nằm trong phần giải trình theo bảng kê mà bị cáo gửi cơ quan điều tra. Còn 200 tỷ đồng của bị cáo là phần định giá, không nằm trong phần 3.900 tỷ đồng.

Bản thân bị cáo có ý định đi nước ngoài?

Dạ thưa không. Chỉ vào năm 2011, một chị bạn rủ bị cáo làm thẻ Visa để đi du lịch ở Mỹ chứ không có ý định đi định cư nước ngoài. Chị bạn của bị cáo làm thẻ anh cho 2 gia đình luôn với giá khoảng 1,1 triệu USD (18 tỷ đồng). Bị cáo không có ý định ra nước ngoài định cư cũng như chưa bao giờ có ý định bỏ trốn. Việc làm thẻ xanh bị cáo hoàn toàn không biết.

Bị cáo giãi thích như thế nào về việc huy động tiền của các cá nhân, tổ chức lớn như thế này?

Áp lực trả nợ. Bị cáo biết làm những việc sai nghiêm trọng nhưng do bị rối, chủ nợ hối thúc, không nghĩ được chuyện gì tốt hơn.

15h, giải lao

 
[CẬP NHẬT] - 14h30: Huyền Như khai nhận hành vi chiếm đoạt tiền các ngân hàng
 
“Siêu lừa” Huyền Như khả ái và điềm tĩnh trước vành móng ngựa
 
14h: HĐXX tiếp tục phần xét hỏi bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như về các khoản vay và thủ thuật lừa đảo ngân hàng Nam Việt (Navibank) và Á Châu (ACB). Với chất giọng nhẹ nhàng, bị cáo Như đang trả lời thẩm vấn một cách từ tốn, rõ ràng, rành mạch.
 
Huyền Như thừa nhận đã lừa đảo, chiếm đoạt của Navibank số tiền 200 tỷ đồng thông qua việc huy động tiền của 14 cá nhân là nhân viên của ngân hàng này.

Để Navibank tin tưởng chuyển tiền, Như đề xuất lãnh đạo Vietinbank TPHCM ký 18 hợp đồng tiền gửi với các nhân viên Navibank để nhận gửi 500 tỷ đồng, lãi suất 14%/năm, thời hạn 4 tháng nhưng không báo cáo với lãnh đạo về phần chênh lệch ngoài hợp đồng phải trả cho Đoàn Đăng Luật, Trưởng phòng nguồn vốn của Navibank.

Khi đã tất toán 12 hợp đồng số tiền 300 tỷ đồng, còn lại 200 tỷ đồng đứng tên một số cá nhân không giữ thẻ tiết kiệm, Như đã tự trích chuyển từ tài khoản tiền gửi của các cá nhân này mở tại Vietinbank TPHCM đi trả nợ cho các cá nhân, tổ chức mà Như đã vay trước đó.

Đối với các khoản trục lợi từ 17 cá nhân thuộc ACB, Huyền Như khai không quen biết ai ngoài Huỳnh Bảo Ngọc, Phó phòng quản lý quỹ và Huỳnh Thị Ngọc Ánh, Phó Phòng kế toán ACB.

Bị cáo ký hợp đồng tiền gửi của 17 cá nhân, số tiền xác định bao nhiêu?

Tổng số tiền huy động 17 cá nhân, thông qua 32 hợp đồng khoảng trên 1.000 tỷ đồng.

Thỏa thuận 2 bên như thế nào?

Thỏa thuận về kỳ hạn, lãi suất và số tiền. Hợp đồng kỳ hạn trả lãi sau (phần lãi suất trên hợp đồng) còn lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng phải trả trước.

Vì sao, ban đầu là hợp đồng gửi tiền mà sau là hợp đồng tiền gửi kỳ hạn 6 tháng?

Tại trong hợp đồng có nói hợp đồng tiền gửi 6 tháng. Sau khi các cá nhân mở tài khoản chuyển vào Vietinbank TPHCM thì bị cáo trích thành các thẻ tiết kiệm rồi đem thế chấp, mặc dù thẻ vẫn đứng tên 17 người này.

Có thể một phần nhân viên Vietinbank tin tưởng bị cáo, với lại thấy chữ ký cũng giống nên không kiểm tra và cũng vì thấy bị cáo giữ thẻ nên đồng ý thế chấp.

Phía ACB giao bị cáo muốn làm gì thì làm?

Dạ.

Khi bị cáo tiếp nhận nguồn tiền, trả chênh lệch bao nhiêu%?

Từ 3,5-4,5%, nộp thẳng vào tài khoản các cá nhân gửi ở Vietinbank.

Khi thế chấp, bị cáo có đem giấy tờ gì đi kèm không?

Dạ, có CMND.

Vậy các chủ thẻ có đi kèm không?

Các chủ thẻ không đi theo. Tiền do các bị cáo huy động về. Nhân viên ngân hàng quen biết bị cáo nên nghĩ là khách hàng bị cáo bận, đến ký hồ sơ sau. Do tin tưởng bị cáo nên đã cho bị cáo vay?.

Bao nhiêu phòng giao dịch khi bị cáo làm các hợp đồng giả đưa đến mà đều chấp nhận yêu cầu của bị cáo, không yêu cầu chủ thẻ đến ký bảo lãnh trực tiếp?

Chỉ có Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ và Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng. Trong đó, Phòng giao dịch Điện Biên Phủ do bị cáo phụ trách.

Chủ tọa Nguyễn Đức Sáu xoáy sâu vào việc Huyền Như vay nặng lãi

Bị cáo thuộc cấp của Huyền Như vắng mặt vì con sốt
 
Phiên xét xử buổi chiều ngày 7/1 diễn ra từ 14h. Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, Chủ tọa phiên tòa cho biết, bị cáo Hoàng Hương Giang (SN 1987, nguyên giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank, chi nhánh TPHCM, bị cáo này đang tại ngoại) xin vắng mặt vì con của mình bị sốt nặng.
 
Tuy vắng mặt nhưng bị cáo này vẫn còn có luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TPHCM) tham gia phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo. Do đó, HĐXX chấp thuận đơn xin vắng mặt của bị cáo Hương Giang.
 
Xét xử siêu lừa Huyền Như và bộ sậu: Một bị cáo vắng mặt vì con sốt

Hoàng Hương Giang bị truy tố về tội: “Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" quy định tại khoản 3, Điều 179 Bộ luật Hình sự.

Đồng thời, trước khi diễn ra buổi xét hỏi, Chủ tọa cũng yêu cầu bị cáo Nguyễn Thiên Lý (SN 1975, nghề nghiệp buôn bán, đang tại ngoại) nêu rõ việc có yêu cầu luật sư bảo vệ cho mình tại phiên tòa hay không. Bởi, trước khi phiên tòa diễn ra, Thiên Lý có nhờ luật sư Ngô Ngọc Thủy (Đoàn Luật sư Hà Nội) nhưng sau đó thanh lý hợp đồng. Tại phiên tòa này, bị cáo Lý có bổ sung luật sư khác bào chữa cho mình. Khi bị cáo Lý xác nhận điều này, HĐXX mới lập các thủ tục cần thiết cho luật sư tham gia tố tụng tại tòa.  


Công Quang - Trung Kiên 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước