Siêu lừa Huyền Như tỉnh queo khai thủ đoạn lừa đảo nghìn tỷ
(Dân trí) - Sáng 7/1, TAND TPHCM dành trọn thời gian thẩm vấn bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như, chủ mưu của “đại án” lừa đảo hơn 4.000 tỷ đồng.
11h30, phiên tòa kết thúc buổi sáng. 13h30, phiên tòa tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo.
10h15, chủ tọa phiên tòa tiếp tục thẩm vấn Huỳnh Thị Huyền Như về cách thức làm con dấu, hồ sơ giả để lừa đảo các cá nhân, tổ chức.
Chủ tọa hỏi: Nếu chưa gặp được 3 công ty ở Hà Nội là Phúc Vinh, Hưng Yên, Thịnh Phát thì làm sao bị cáo có con dấu?
Huyền Như khai: Bị cáo yêu cầu 3 công ty này gửi hồ sơ làm hợp đồng và mở tài khoản. Từ đó, bị cáo có mẫu con dấu của 3 công ty này để thuê khắc 3 con dấu giả. Sau đó, bị cáo giả hồ sơ mở tài khoản, ký giả chữ ký của giám đốc 3 công ty này.
Bị cáo thấy mình gian dối?. Số tiền lừa đảo của bị cáo gây ra có lớn không?
Thưa có.
Bị cáo tiếp xúc như thế nào với công ty chứng khoáng Phương Đông?
Chị Lê Thị Thanh Phương, Giám đốc khối nguồn vốn của ngân hàng TienPhongbank (nay đã nghỉ việc - NV), nói biết công ty Phương Đông có nguồn tiền. Sau đó, bị cáo huy động của công ty này hơn 1.100 tỷ đồng, tuy nhiên, số tiền thật gửi vào Vietinbank của Phương Đông khoảng gần 700 tỷ đồng, còn 380 tỷ đồng thì bị cáo trích sử dụng.
Bị cáo là người đầu tiên giao dịch với bà Lê Thị Thanh Phương, lãi ngoài 0,5%/năm hay như thế nào?
Tổng lãi suất phải trả từ 19-21%, nhưng lãi suất trong hợp đồng 14-14,5% thôi. Vì lãi suất huy động qua ngân hàng thời điểm đó quy định chỉ 14%. Chênh lệch ngoài khoảng 6-7%/năm sẽ quyết toán của đơn vị độc lập, từ 1,5-2% thì là cho cá nhân.
Bị cáo thực hiện những phần nào là giả, là gian dối khi huy động vốn của 2 công ty Phương Đông, An Lộc?
Bị cáo giả lệnh chi của công ty An Lộc bằng cách sử dụng chữ ký của những người chủ tài khoản có quyền ra lệnh, điều động tiền. Phương Đông cũng tương tự.
Trong trường hợp của Navibank thì như thế nào?
Bị cáo không tiếp xúc công ty chứa khoán Saigonbank- Berjaya mà tiếp xúc với anh Vũ Minh Hải (nhân viên của một công ty chứng khoán) và thỏa thuận lãi suất 36%/năm nếu như Hải sắp xếp cho Berjaya gửi tiền vào Vietinbank. Lãi suất Vũ Minh Hải nói là 36%, trong đó, 14% hợp đồng, 22% Hải lấy trả công ty.
Bị cáo làm hợp đồng giả của Vietinbank Nhà bè để huy động tiền của Berjaya bằng cách yêu cầu mở tài khoản, rồi sử dụng chữ ký, con dấu giả. Bị cáo làm lệnh chi, ký chữ ký giả của Berjaya để chuyển tiền ra ngoài. Hiện số tiền bị cáo còn nợ Berjaya là 210 tỷ đồng.
Bị cáo làm sao biết những công ty lừa đảo mà làm cùng lúc 8 con dấu giả?
Bị cáo làm con dấu Viettinbank Nhà Bè trước rồi làm dấu giả các đơn vị khác sau. Tổng cộng 8 con dấu giả để có thể làm hồ sơ giả, chữ ký giả vay huy động tiền trả nợ. Đối với Berjaya, bị cáo có ký giả chữ ký của Tổng Giám đốc Saigon Bank tên gì gì đó, bị cáo không nhớ rõ.
Bị cáo thấy gây ra thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, tác động rất mạnh đến các cơ quan, tổ chức không?
Dạ. Bị cáo nhận sai.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Năm 2014, TTCK sẽ dồi dào hàng hóa mới |
Bị cáo Huyền Như: Thời điểm đó, bị cáo vay từ lãi suất 0,4-1%/ngày. Nếu không có tiền trả kịp cho chủ nợ khi đến hạn thì phải trả lãi suất 3-5%/ngày. Cứ 10 ngày trả lãi 1 lần, nếu không trả kịp thì phải chịu lãi phạt. Ban đầu, bị cáo vay khoảng 2 tỷ, sau đó, có lúc vay 100.000 USD, 10 tỷ đồng rồi 20-40 tỷ đồng.
Dựa trên cơ sở nào bị cáo tính ra tổng số tiền huy động vốn?
Thông qua tài liệu, sổ sách, kiểm tra trong USB và tài liệu của cơ quan điều tra.
Nếu bị cáo nói đang trong tình trạng mất cân đối, ai có quyền khống chế?
Vì sao bị cáo không bán bất động sản, cổ phiếu để trả nợ mà phải huy động nguồn tiền lớn như vậy?
Bị cáo chỉ còn cách vay người sau trả cho người trước. Cuối năm 2008, qua năm 2009 và cao điểm từ giữa 2009 trở đi là thời gian bị cáo đi vay nhiều. Bị cáo có bán bất động sản nhưng không thấm vào đâu so với lãi suất ngày càng lớn.
Nếu bán với giá bao nhiêu?
Bán bất động sản, cổ phiếu, bị cáo lỗ khoảng trên 50%. Thế nhưng bị cáo vẫn bán để thanh toán nợ. Bị cáo đã bán nhưng nợ, lãi cao nên cố gắng bán hết cũng không đủ trả nên phải vay.
Sao không tuyên bố phá sản cho mọi người biết?
Bị cáo sợ xấu hổ, ảnh hưởng cơ quan nên cầm cự nhưng đến cuối cùng bị cáo không thể trả tiền cho họ.
Sợ ảnh hưởng nơi làm việc, uy tín bản thân, gia đình. Biết sợ thì bị cáo đã không gây ra những hành vi vi phạm lớn hơn?. Vì sao, sợ rồi mà vẫn làm các văn bản giả, tham gia huy động trong các công ty, đơn vị?.
Thì lúc này, do nợ quá lớn, cứ sáng đi làm là bị điện thoại nhắn tin, đe dọa. Bị cáo sợ, rối trí nên nghĩ cách nào kiếm tiền nhanh để trả. Rơi vào vòng luẩn quẫn, sợ bị trả thù nên bị cáo làm sai.
Khi sử dụng văn bản, con dấu, ký giả thì bị cáo nhắm đến đơn vị nào chưa?
Dạ, bị cáo nhắm đến công ty cổ phần vận tải dầu khí Thái Bình Dương trước. Năm 2010, bị cáo nhờ anh Trần Hoàng Trung là nhân viên chứng khoán giới thiệu tiếp xúc với Phạm Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Thái Bình Dương để bàn huy động tiền về cho Vietinbank.
Ban đầu, thỏa thuận miệng khi trao đổi trực tiếp với anh Tuấn, huy động vốn dưới hình thức ủy thác vốn đầu tư. Lãi suất chênh lệch trả thêm cho công ty 1-2%/năm.
Sau đó, bị cáo về gửi bản hợp đồng cho anh Tuấn nói thêm về lãi suất trong hợp đồng, lãi suất chênh lệch. Bị cáo thỏa thuận lãi suất 10,49%/năm, lãi suất chênh lệch 1-2%/năm, ngoài hợp đồng là khoản phải trả bằng tiền mặt theo cách tính phí 0,04%/ngày nhân cho số tiền và nhân với số ngày.
Ban đầu, hợp đồng đầu tiên, bị cáo làm với Thái Bình Dương qua Trần Hoàng Trung, những hợp đồng kế tiếp mới làm với Phạm Anh Tuấn. Phí ngoài hợp đồng bị cáo trả cho công ty Thái Bình Dương nhưng thông qua Trần Hoàng Trung chứ không phải tiền môi giới. Từ hợp đồng thứ 2 cũng tương tự nhưng thông qua Phạm Anh Tuấn
Trên thực tế, bị cáo tiếp nhận của Thái Bình Dương là bao nhiêu?
Khoảng trên 1.500 tỷ đồng. Bị cáo không nhớ là lãi suất bao nhiêu nhưng còn nợ 80 tỷ đồng là tiền gốc. Không phải huy động tiền một lúc mà chia làm nhiều đợt. Số dư cao nhất mà bị cáo nợ công ty này khoảng 500-600 tỷ đồng thôi ạ.
Trong số những hợp đồng làm với Thái Bình Dương, lần đầu chỗ chi nhánh Vietinbank Nhà Bè thực hiện hợp tác với Thái Bình Dương nên anh Võ Anh Tuấn (Phó GĐ chinh nhánh Nhà Bè) có ký hợp đồng thật. Sau đó, bị cáo nói về khoản phí bên ngoài nên anh Võ Anh Tuấn nói là khó làm nên bị cáo mới sử dụng các văn bản anh Võ Anh Tuấn trước đó có chuẩn bị mà không làm và thay trang chỉnh sửa, lấy chữ ký của anh Võ Anh Tuấn đi ký với Thái Bình Dương.
Trong quá trình thực hiện huy động này, chủ yếu diễn ra thời gian nào?
Chủ yếu vào khoảng từ giữa 2010 đến giữa năm 2011.
Văn bản giả, con dấu giả ở đâu có?
Bị cáo thuê người làm con dấu giả ở công viên 23/9.
Thuê như thế nào?
Bị cáo làm 8 con dấu giả của Vietinbank Nhà Bè, công ty Phúc Vinh, Thịnh phát, Hưng Yên, Công ty CP CK Saigonbank - Berjaya, Bảo hiểm Toàn Cầu, An Lộc… Bị cáo không nhớ rõ sử dụng con dấu giả đóng bao nhiêu lần.
Phiên tòa tiếp tục phần thẩm vấn Huyền Như.
Rất nhiều phóng viên báo đài đã đến tham dự phiên toà, trước cửa phòng xử án có nhiều thân nhân các bị cáo tìm đến nghe ngóng thông.
Một số hình ảnh bên trong phòng xét xử:
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Đang thẩm vấn “siêu lừa” Huyền Như [Trực tiếp]* Muôn mặt đại gia Việt gỡ...khó (Bài 2): Giá như aicũng “đốt tiền” như chị Liễu |
Tuy nhiên, HĐXX bác yêu cầu hoãn phiên tòa và cho rằng cần thiết sẽ triệu tập các “quan chức” ngân hàng.
Trong cáo trạng thể hiện, ACB là bị hại. Tuy nhiên, theo luật sư Quế, trong vụ án hình sự, các cơ quan, tổ chức, nếu tham gia tố tụng thì không thể là người bị hại. Họ chỉ có thể tham gia tố tụng với tư cách: nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Do đó, ACB không phải là người bị hại trong vụ hình sự nói chung và trong vụ án này nói riêng.
Để xác định tư cách của ACB trong vu án này, cần làm rõ việc Huyền Như bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trong đó có hơn 718 tỉ đồng. Nguồn gốc số tiền này là của ACB, nhưng đã ủy thác cho 19 nhân viên ACB gửi vào Vietinbank, theo một hợp đồng tiền gửi.
Mặt khác, luật sư Đinh Văn Quế cũng cho rằng cần truy tố Huỳnh Thị Huyền Như về tội: “Tham ô tài sản” đối với các khoản tiền của khách hàng gửi tại Vietinbank từ một hợp đồng hợp pháp, trong đó có khoản tiền hơn 718 tỉ đồng của ACB. Bởi, Vietinbank là doanh nghiệp Nhà nước. Huyền Như được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc Phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Chi nhánh TPHCM, thuộc Vietinbank. Do có chức vụ, quyền hạn như trên, Huyền Như là người có trách nhiệm quản lý tài sản của Vietinbank.