Hơn 90 tỷ đồng sửa mặt cầu Thăng Long: Coi như… phí thử nghiệm
“Trong nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có khoản tiền để đầu tư thử nghiệm, phải có thất bại mới thành công, khoa học là thế”, ông Trường nói. Mặt cầu Thăng Long sẽ là bài học cho các dự án khác không lặp lại điều tương tự.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, vì lớp thảm mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) áp dụng công nghệ mới, vừa làm vừa thử nghiệm, nên toàn bộ chi phí bỏ ra để sửa chữa mặt cầu xem như khoản tiền dành cho nghiên cứu khoa học (nằm trong tổng thể đầu tư xây dựng).
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
“Trong nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có khoản tiền để đầu tư thử nghiệm, phải có thất bại mới thành công, khoa học là thế”, ông Trường nói. Mặt cầu Thăng Long sẽ là bài học cho các dự án khác không lặp lại điều tương tự.
Cuối năm 2009, mặt cầu Thăng Long được sửa chữa với kinh phí 91 tỷ đồng, thay toàn bộ lớp thảm mặt cầu bằng công nghệ SMA (của Đức). Tuy nhiên, chỉ khai thác vài tháng mặt cầu đã xảy ra hư hỏng. Nhiều lần sửa chữa, sau đó, mặt cầu vẫn bị hỏng. Hiện Bộ GTVT đang cùng Hà Nội tiếp tục sửa chữa bằng vật liệu bê tông nhựa polyme (của Mỹ).
Theo Lê Hữu Việt