1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Hoàn nguyên môi trường: Tính chuyện đầu tư khôn ngoan

(Dân trí) - Thương chiến Mỹ - Trung leo thang, cơ hội vàng để Masan Resources thực hiện chiến lược trở thành nhà cung cấp sản phẩm tích hợp vonfram toàn cầu. Tuy nhiên, đằng sau cơ hội ấy là những dấu hiệu cho thấy ‘bão lớn’ có thể đến nếu không có những đầu tư thích đáng cho vấn đề môi trường.

Hoàn nguyên môi trường: Tính chuyện đầu tư khôn ngoan - 1

Yêu cầu khắt khe

Hoạt động khai thác khoáng sản trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang gây nhiều tác động xấu tới môi trường và xã hội xung quanh. Biểu hiện rõ nét nhất có lẽ là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên, tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường gây xói mòn, sụt lún và mất đa dạng sinh học; tích tụ hoặc phát tán chất thải làm ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải a xít mỏ…. Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng triệu năm, gây tổn hại nặng nề đến môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu về chính trị và xã hội một cách sâu sắc. Việc đó đang là một thách thức đặt lên vai các doanh nghiệp khai khoáng và các quốc gia có mỏ đòi hỏi cần phải có các biện pháp giảm thiểu, kiểm soát chất thải nhằm hướng đến một môi trường phát triển bền vững.

Nắm giữ 70% sản lượng vonfram toàn cầu, nhưng việc Chính phủ Trung Quốc từ năm 2013 đến nay đã siết chặt các quy định về môi trường. Điều này, không chỉ làm gia tăng chi phí sản xuất, chi phí tuân thủ các quy định môi trường, mà còn khiến nguồn cung vonfram từ Trung Quốc suy giảm.

Môi trường đang trở thành nguyên nhân chính khiến nhiều mỏ vonfram trên thế giới ngừng hoạt động, thậm chí đóng cửa. Tại Anh, dự án Hemerdon đã dừng hoạt động khai thác vonfram vào quý IV/2018.

Trong khi đó, sự trỗi dậy của Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources) được các khách hàng nhìn nhận trên các phương diện: Khai thác và chế biến 4 loại sản phẩm: Vonfram, florit, bismuth và đồng từ một thân quặng duy nhất; đầu tư cho cải tạo, phục hồi môi trường mỏ Núi Pháo cũng như khu vực phụ cận.

“Chúng tôi giữ quan điểm phải sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên, cẩn trọng hoạch định các hoạt động để đem đến lợi ích hiện tại cũng như lợi ích lâu dài cho con người, môi trường và sự thịch vượng chung. Đây chính là cách chúng tôi đảm bảo phát triển bền vững”, ông Craig Bradshaw, Tổng Giám đốc Masan Resources, cho biết.

Thế nhưng, ngay cả khi các yếu tố mang tính nền tảng của Núi Pháo đã được định hình, thì thách thức không chỉ là vấn đề đầu ra, thậm chí công ty này đã phải chi những khoản không nhỏ cho các hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường.

Masan Resources từ khi đi vào hoạt động đến nay đã đầu tư lớn cho các dự án phục hồi, cải tạo môi trường mỏ và vùng phụ cận. Những khu vực đã hoàn thành công tác đất và/hoặc những khu vực đã thu hồi đất được Công ty tiến hành reo hạt cỏ, trồng cây nhằm phục hồi nhanh nhất có thể. Công tác cải tạo, phục hồi Môi trường của mỏ Núi Pháo được thực hiện song song với quá trình phát triển mỏ. Đồng thời, Công ty luôn tìm kiếm các đối tác, tổ chức có uy tín để phối hợp nghiên cứu để tìm ra các hướng đi mới hiệu quả trong công tác cải tạo phục hồi môi trường. Công ty đã lựa chọn hợp tác với Viện độc lập về các lĩnh vực môi trường (UFU) của Liên bang Đức để thực hiện Dự án trồng thử nghiệm cây năng lượng trên đất mỏ để lựa chọn cây trồng phù hợp cho công tác cải tạo phục hồi môi trường trong tương lai. Kết quả của việc hợp tác đã giúp công ty tìm ra 2 loại cây phù hợp là Cỏ VA06 và cây keo lai là cây trồng chủ đạo trong quá trình cải tạo, phục hồi Môi trường trong thời điểm hiện tại và giai đoạn đóng cửa mỏ sau này. Công ty đã trồng mở rộng cây Keo lai từ năm 2016 đến nay khoảng 10 hecta và khoảng 3 hecta cỏ VA06 được trồng trên các sườn, tầng khu vực Bãi thải giúp phủ xanh, chống xói mòn và cải tạo đất. Khoảng hơn 12 tấn cỏ VA06 đã được thu hoạch và cung cấp miễn phí cho cộng đồng trên địa bàn huyện làm giống và thức ăn chăn nuôi giúp phát triển kinh tế hộ gia đình. Diện tích trồng Keo lai và cỏ VA06 sẽ tiếp tục được trồng mở rộng trong những năm tiếp theo cho đến khi đóng cửa mỏ.

Theo khuyến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Masan Resources trên cơ sở Trạm xử lý nước thải xây dựng năm 2016, đã thực hiện 2 giai đoạn nâng cấp: Xây dựng hệ thống xử lý hóa – lý và hồ lắng; cải tạo, nâng cấp hồ xử lý sinh học. Tổng chi phí cải tạo nâng cấp Trạm xử lý nước thải khoảng 2.1 triệu đô la Mỹ. Trạm xử lý nước thải mới đã chính thức vận hành vào tháng 8/2018, cho hiệu quả xử lý cao, chất lượng nước xả thải tốt hơn nhiều đáp ứng mong đợi của các bên liên quan, hầu hết các chỉ tiêu về chất lượng nước xả thải đạt giới hạn cột A, QCVN40:2011/BTNMT có thể sử dụng để cấp nước cho mục đích sinh hoạt.

Ngoài ra, nhằm tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nước, Công ty luôn chú trọng tới việc tái sử dụng nước từ các công trình như Hồ chứa đuôi quặng (TSF), các hồ chứa để phục vụ cho hoạt động sản xuất của Nhà máy – Việc tái sử dụng nguồn nước là yếu tố quan trọng đối với phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất, đây là nguồn nước chính phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy chế biến.

Năm 2018, đã có 8.992 triệu lít nước tuần hoàn từ khu chứa đuôi quặng và các hồ chứa nước được Công ty tái sử dụng cho nhà máy, chiếm 78% tổng nhu cầu sử dụng nước của nhà máy.

Nước thải sau xử lý tại Trạm này được xả ra ngoài môi trường tại điểm xả DP2 với chất lượng đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với hệ số Kq = 0,9, Kf = 0,9 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Trong năm 2018, 4.895 triệu lít qua xử lý đạt quy chuẩn được xả ra tại điểm xả DP2.

Chưa hết, Masan Resources đã đầu tư xây dựng lắp đặt 4 trạm quan trắc nước thải tự động tại 3 điểm xả thải (DP1, DP2, DP3) và 1 điểm trong Trạm xử lý nước thải (WTP) với chi phí khoảng 20 tỷ đồng để quan trắc tự động 13 thông số: lưu lượng nước thải đầu ra, tổng Xyanua, tổng Nitơ, pH, TSS, COD, nhiệt độ, Fe, F-, Mn, As, Hg,…

Kể từ tháng 9/2018, số liệu quan trắc của trạm quan trắc nước thải tự động tại 3 điểm xả đang được truyền trực tuyến về trung tâm tiếp nhận dữ liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên. Dữ liệu của trạm WTP được truyền về phòng điều khiển của Công ty để kiểm soát nội bộ.

Masan Resources cũng đã lắp đặt 1 trạm quan trắc khí tự động để kiểm soát mùi phát sinh từ nhà máy chế biến ảnh hưởng tới khu vực xóm 3, 4 xã Hà Thượng. Hiện tại, số liệu quan trắc tại trạm quan trắc được truyền về trung tâm tiếp nhận dữ liệu của Sở Tài nguyên Môi trường Thái Nguyên từ tháng 3/2019. Kinh phí đầu tư, xây dựng và lắp đặt trạm quan trắc khí tự động khoảng 2,8 tỷ đồng.

Những khoản đầu tư lớn và các giải pháp phù hợp đã giúp Masan Resources có được kết quả nhất định trong công tác bảo vệ Môi trường nói chung và công tác cải tạo, phục hồi môi trường nói riêng tại mỏ Núi Pháo và khu vực phụ cận, Công ty đặt mục tiêu không ngừng nỗ lực để luôn đáp ứng các yêu cầu của pháp luật cũng như mong muốn của người dân về môi trường.

Hoàn nguyên môi trường: Tính chuyện đầu tư khôn ngoan - 2

Đầu tư khôn ngoan

Đến nay, Masan Resources đang là nhà cung cấp hàng đầu trên toàn cầu đối với một số khoáng sản công nghiệp quan trọng như vonfram, florit và bismuth. Công ty này hiện giữ 36% thị phần vonfram toàn cầu ngoài Trung Quốc.

Masan Resources đã biến một khu đất trồng chè kém hiệu quả thành một nhà máy chế biến khoáng sản tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam có quy mô lớn. Tổng giám đốc Masan Resources – Ông Craig Bradshaw nói rằng: “Mô hình phát triển bền vững của Masan Resources xoay quanh mối tương tác hòa hợp giữa con người, môi trường và lợi nhuận”.

Ông Craig dẫn chứng các hệ thống quan trắc nước thải và khí tự động hoàn thành giúp Masan Resources có một cơ sở dữ liệu rất lớn nhằm giám sát môi trường tại mọi thời điểm, theo dõi dễ dàng bằng điện thoại thông minh. Đồng thời, cơ sở dữ liệu này cũng giúp đánh giá khách quan, minh bạch về chất lượng môi trường với các bên liên quan.

Ông Craig cũng nói song song quan trắc tự động liên tục, Masan Resources vẫn duy trì việc quan trắc môi trường truyền thống theo quy định pháp luật. Năm 2018, có 8.322 mẫu môi trường được thực hiện và phân tích bao gồm: 7.194 mẫu nước, 12 mẫu đất và đuôi quặng, 89 mẫu chất thải rắn, 120 mẫu không khí và khí thải. Trong 4 tháng đầu năm 2019, đã có 2.320 mẫu môi trường được kiểm tra, với 2.195 mẫu nước, 67 mẫu chất rắn, đuôi quặng, 58 mẫu bụi và không khí. Việc quan trắc phân tích chất lượng môi trường tại mỏ Núi Pháo được thực hiện bởi đơn vị có đủ chức năng theo quy định và trong các chương trình quan trắc môi trường có sự tham gia giám sát của đại diện UBND huyện Đại Từ, UBND xã Hà Thượng và Sở Tài nguyên Môi trường.

Trên thực tế, Masan Resources đang tiến tới trở thành nhà cung cấp sản phẩm tích hợp vonfram trên quy mô toàn cầu vào năm 2022 bằng việc nâng công suất nhà máy sản xuất hóa chất công nghiệp vonfram để tăng thị phần lên gấp đôi. “Chúng tôi đã tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường trước khi xây dựng các dự án sản xuất mới”, ông Craig nói.

Masan Resources khuyến khích việc tự nguyện giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm bao gồm việc áp dụng những sáng kiến mới, giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ vật liệu thải và khí thải phát tán ra ngoài môi trường.

Theo quan sát của Sở tài Nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Masan Resources đã có sự nghiêm túc khi muốn đảm bảo các nhà máy sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định về môi trường, áp dụng các biện pháp xử lý chất thải và sử dụng tài nguyên bền vững.

Ông Nguyễn Thế Giang, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên, nhận định, Masan Resources đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường mỏ và vùng phụ cận.

Theo ông, việc sử dụng cỏ Thủy Trúc để xử lý kim loại nặng trong nước hay cỏ VA06 để chống xói mòn đất, ổn định bờ dốc, sườn tầng là những giải pháp phù hợp với môi trường mỏ sau khai thác. Đặc biệt, cỏ VA06 đã mang lại giá trị kinh tế cao khi các hộ dân trong huyện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc.