Hạ tầng là ưu thế để phát triển BĐS công nghiệp tại Thái Nguyên

(Dân trí) - Tiếp giáp Hà Nội, hội tụ nhiều khu công nghiệp lớn, chính sách mở cửa khiến Thái Nguyên nổi lên như một thị trường bất động sản công nghiệp giàu tiềm năng phía Bắc.

Cầu nối giao thương

Sở hữu vị trí trung tâm của vùng trung du và miền núi phía Bắc, Thái Nguyên nằm tiếp giáp với các tỉnh Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội. Đồng thời, tỉnh vị trí thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cảng Hải Phòng 200km. Tỉnh là điểm nút giao lưu, thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối dễ dàng, thuận tiện với một số tỉnh thành phía Bắc.

Từ trước năm 2009, Thái Nguyên đã tập trung nhiều nguồn vốn, rót hàng nghìn tỷ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Lãnh đạo tỉnh coi đó là bước đột phá, là tiền đề trọng yếu để tỉnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội.

Hạ tầng là ưu thế để phát triển BĐS công nghiệp tại Thái Nguyên - 1

KCN Apec Điềm Thụy Thái Nguyên đang “rộng cửa” đón nhà đầu tư

Một số tuyến đường huyết mạch của Thái Nguyên có thể kể đến: quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; quốc lộ 37 đi Bắc Giang; hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên,...

Vị trí cầu nối giao thương cùng hệ thống hạ tầng giao thông đầu tư đồng bộ là một phần trong những điều kiện giúp Thái Nguyên thu hút dòng vốn FDI mạnh mẽ những năm trở lại đây.

UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh có 17 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký là 352,8 triệu USD, trong đó, có 15 dự án trong khu công nghiệp và 02 dự án ngoài khu công nghiệp. Lũy kế hết năm 2019, trên địa bàn tỉnh hiện có 143 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 8.031,8 triệu USD (tương đương khoảng 187 nghìn tỷ đồng), trong đó vốn giải ngân đạt trên 90%. Có thể kể đến các nhà đầu tư lớn, như: Samsung; Tập đoàn Masan; Nhiệt điện An Khánh, Dự án Hồ Núi Cốc… đã góp phần quan trọng giúp Thái Nguyên trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư ở khu vực phía Bắc.

KCN Apec Điềm Thụy - điểm đến của nhà đầu tư

Khu Công Nghiệp Điềm Thụy thuộc địa phận 2 Huyện Phú Bình và Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên. Nằm trên đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (Quốc lộ 3), cạnh đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá, Kép, Đông Triều nối với khu Gang Thép Thái Nguyên, gần đường sông (sông Cầu, sông Công, cảng Đa Phúc), đường sắt (Hà Nội -Thái Nguyên) và đường hàng không (cách sân bay Nội Bài 20 Km)… Với những lợi thế về vị trí kể trên, KCN Apec Điềm Thụy có giao thông thuận lợi, dễ dàng kết nối, rất phù hợp để các nhà đầu tư chọn lựa làm nhà máy, công xưởng.

Hạ tầng là ưu thế để phát triển BĐS công nghiệp tại Thái Nguyên - 2
Dự án được đầu tư “mạnh tay” về hạ tầng, dịch vụ, cảnh quan…

Bên cạnh đó, đầu tư vào KCN Apec Điềm Thụy – Thái Nguyên, nhà đầu tư sẽ hưởng lợi từ hạ tầng sẵn có và hạ tầng nội ngoại khu được đầu tư hoàn chỉnh để phát triển một khu công nghiệp hiện đại, trong đó phải kể đến hệ thống đường tỉnh lộ hai làn đường rộng 82m; Hệ thống đường nội khu rộng từ 20m – 36m, hệ thống điện, hệ thống nước mưa – nước thải riêng, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, các dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn, bảo vệ an ninh trật tự, tài chính ngân hàng…

KCN Apec Điềm Thụy hướng tới các ngành nghề thu hút các nhà đầu tư nước ngoài như: ngành cơ khí chế tạo máy, ô tô, nhóm ngành vật liệu xây dựng, chế tọa và sản xuất sau luyện thép, sản xuất vi, điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin; nhóm ngành sản phẩm công nghiệp nhẹ; nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy sản… Đây cũng là khu công nghiệp tập trung của tỉnh trong đó phát triển các ngành c`, sản xuất phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô, điện tử, chế biến thực phầm, dụng cụ y tế,… công nghiệp nhẹ ít độc hại.

Nhà đầu tư sẽ được chủ đầu tư hỗ trợ hoàn tất nhanh chóng toàn bộ các thủ tục xin giấy phép đầu tư, mã số thuế, con dấu... vv , theo phương thức “một cửa”.

Khu công nghiệp - dịch vụ Điềm Thụy là mô hình kết hợp giữa phát triển công nghiệp với dịch vụ, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN, tạo được sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Vì vậy, ngoài khu chức năng là khu sản xuất công nghiệp còn có các khu chức năng khác, như các khu dịch vụ có thể kinh doanh các loại hình: Nhà hàng, cà phê, nhà trẻ, gym, spa, xông hơi...và các khu công viên, hồ cảnh quan…để tạo một môi trường sống và làm việc đẳng cấp cho chuyên gia nước ngoài, quản lý cấp cao, người lao động…

Toàn dự án có tổng diện tích 170ha trong đó, có 101.7ha đất dành cho xây dựng nhà máy, còn lại là quỹ đất trung tâm điều hành và dịch vụ, đất cây xanh giao thông, bến bãi phục vụ cho khu công nghiệp.

Hạ tầng là ưu thế để phát triển BĐS công nghiệp tại Thái Nguyên - 3
Sơ đồ mặt bằng KCN Apec Điềm Thụy Thái Nguyên

Những lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng, các chính sách ưu đãi,… cùng với mục tiêu chiến lược trở thành khu công nghiệp – dịch vụ theo hướng hiện đại, khu công nghiệp Điềm Thụy là nơi làm việc lý tưởng cho chuyên gia nước ngoài và công nhân tại các nhà máy.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm