1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

GS.TSKH Nguyễn Mại: “Phải nỗ lực tăng trưởng 8-9% vào năm 2021”

Quế Sơn

(Dân trí) - Đó là đánh giá của GS.TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) tại hội thảo “Sức bật từ các đại đô thị” diễn ra sáng 24/9.

Theo ông Nguyễn Mại, kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid -19. Tốc độ tăng trưởng rất thấp, hàng vạn doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Hàng triệu người lao động mất việc làm, giảm thu nhập.

Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế 8 tháng năm 2020 như: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 336 tỷ USD, chỉ giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%.

Khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%.

GS.TSKH Nguyễn Mại: “Phải nỗ lực tăng trưởng 8-9% vào năm 2021” - 1
Hội thảo “Sức bật từ các đại đô thị” diễn ra sáng 24/9

Bên cạnh đó, cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD. Qua đó, kỳ vọng trong thời gian tới sẽ cân bằng kinh tế trong nước và nước ngoài. Đến thời điểm hiện tại, kịch bản xấu nhất tăng trưởng GDP năm 2020 từ 2-3% là khả thi.

“Nhiều tranh luận cho rằng tăng trưởng 2021 ước đạt 6-7% là quá thấp (vì nền tảng tăng trưởng năm 2020 thấp) nên phải nỗ lực đạt tăng trưởng 8-9% trong năm 2021. Động lực tăng trưởng mới của năm 2021 là việc các FTA mới có hiệu lực (CPTPP, EVFTA), cùng với đó là việc Việt Nam sẽ chuyển đổi kinh tế số nhanh và mạnh hơn trong thời gian tới”, ông Mai cho hay.

Nếu tận dụng được cả 2 động lực tăng trưởng trên, khả năng cao là tăng trưởng năm 2021 có thể đạt là 8-9%.

GS.TSKH Nguyễn Mại: “Phải nỗ lực tăng trưởng 8-9% vào năm 2021” - 2
GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)

Về đầu tư nước ngoài có con số đáng mừng. Cụ thể, tính đến 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 11,35 tỷ USD, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, tính lũy kế đến ngày 20/8/2020, cả nước có 32.539 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 381,2 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 223,1 tỷ USD, bằng 58,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

GS.TSKH Nguyễn Mại: “Phải nỗ lực tăng trưởng 8-9% vào năm 2021” - 3
Phải nỗ lực tăng trưởng 8-9% vào năm 2021

Tính chung trong 8 tháng của năm 2020, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 22,6 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 21,4 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 11,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 10,9 tỷ USD.

Đây là mức cao nhất 10 năm trở lại đây. Kỳ vọng cả năm xuất siêu sẽ đạt 18-19 tỷ USD, có tác dụng ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định tiền tệ, dự trữ ngoại hối có thể cuối năm nay đạt 100 tỷ USD thương đương khoảng 5 tháng xuất khẩu.

GS.TSKH Nguyễn Mại cũng cho rằng, FDI vẫn tồn tại 3 nhược điểm lớn, chưa thể khắc phục theo yêu cầu Nghị Quyết 50 của Bộ Chính trị: Một là 8 tháng đầu năm chủ yếu là dự án quy mô nhỏ 1-2 triệu USD. Hai là đầu tư Mỹ và Châu Âu quá khiêm tốn, trong năm 2019 có 246 tỷ vốn thực hiện thì Mỹ và châu Âu chưa tới 8% (khoảng 20 tỷ USD). Ba là thiếu vắng các dự án công nghệ cao, chăm sóc sức khoẻ… theo yêu cầu của Nghị quyết 50.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm