Giới nhà giàu Nga vung tiền sang Anh trốn suy thoái

Quyết định vung tiền đầu tư tại Anh, giới nhà giàu Nga đang muốn được có thể nhập quốc tịch, thay vì ở lại nước mình khi nền kinh tế Moscow đang lao dốc.

Những phụ nữ Nga giàu có đi mua sắm - Nguồn ảnh: Guim.co.uk
Những phụ nữ Nga giàu có đi mua sắm - Nguồn ảnh: Guim.co.uk
 
Tờ Business Insider, The Sunday Times dẫn nguồn từ Home Office hồi đầu tuần cho biết, số người Nga được cấp thị thực cấp tốc, loại dành cho những người sẽ đầu tư ít nhất là 2 triệu bảng (3,1 triệu USD) tại Anh năm 2014 tăng 69% so với năm trước đó.

 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 9, có 162 thị thực đã được trao cho các triệu phú người Nga, tăng 66 thị thực so với cùng kỳ năm 2013.

 

Số người Nga xin thị thực tăng vọt từ sau tháng 3, khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đợt đầu

tiên lên Nga do khủng hoảng Ukraine. Đồng rúp rớt giá và giá dầu giảm cũng là nguyên nhân khiến nhiều người rời khỏi nước này.

 

Theo các điều khoản về thị thực đầu tư bậc 1 của Anh (fast-track), người giữ thị thực này có thể ở lại Anh tối đa là 3 năm 4 tháng, với số vốn đầu tư từ 2 triệu bảng (3,1 triệu USD) trở lên vào trái phiếu chính phủ hoặc công ty có đăng ký của Anh. 

 

The Financial Times cho biết đối tượng này không được phép đầu tư vào bất động sản, theo quy định được áp đặt hồi tháng trước. Những người nộp đơn sẽ được trả quyết định trong vòng ba tuần.

 

"Điều những khách hàng Nga quan tâm là được nhập quốc tịch. Nếu họ đầu tư nhiều tiền hơn, họ sẽ rút ngắn được quá trình nhập tịch từ 6 năm xuống còn 5 năm".

 

Sau 2 năm, nếu những người này đầu tư 10 triệu bảng Anh (15,6 triệu USD), họ có thể nộp đơn

xin ở lại vĩnh viễn. Nếu họ đầu tư 5 triệu bảng Anh (7,8 triệu USD) họ sẽ được phép nộp đơn sau 3 năm.

 

Theo The Times, khoảng một nửa số người Nga tham gia vào chương trình này muốn đầu tư nhiều hơn 5 triệu bảng Anh. 

 

Kamal Rahman, luật sư tại hãng luật chuyên xử lý đơn xin cấp thị tực từ Nga, nói với báo giới rằng "điều những khách hàng Nga quan tâm là được nhập quốc tịch. Nếu họ đầu tư nhiều tiền hơn, họ sẽ rút ngắn được quá trình nhập tịch từ 6 năm xuống còn 5 năm".

 

Trong khi đó theo Bloomberg, người Nga đang dần biến mất khỏi thị trường bất động sản ở London. Nguyên do là đồng rúp trượt giá khiến số tiền mua bất động sản ở Anh đối với người Nga đã tăng lên gấp đôi.

 

Nhiều người khác trong giới nhà giàu Nga cũng đã hủy bỏ kế hoạch đi nghỉ ở nước ngoài trong dịp cuối năm và thời gian tới khi chi phí đi nghỉ được tính bằng USD hoặc Euro này đã đội lên gấp đôi so với lúc trước.

 

Trong khi đó, tại buổi họp báo thường niên hôm 18.12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các ngân hàng trung ương và chính phủ đang có những biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình và tin rằng Nga sẽ phục hồi từ cuộc khủng hoảng hiện nay trong vòng 2 năm.

 

Tổng thống Nga cũng kêu gọi các doanh nhân Nga mang tài sản nước ngoài về. Tỉ phú Alisher Usmanov, người giàu nhất nước này, là người đầu tiên hưởng ứng lời đề nghị của ông Putin.

 

Trong lúc đó ở trong nước, Lada - dòng xe nổi tiếng một thời dưới thời Liên Xô cũ, cũng phải chật vật tìm lại ánh hào quang giữa lúc nền kinh tế Nga đang bên bờ suy thoái.

Chính phủ Nga đã tuyển Bo Inge Andersson, vị giám đốc điều hành người Mỹ gốc Thụy Sĩ với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Detroit, để về quản lý Avtovaz, công ty mẹ của Lada.
 
Do đó, hồi sinh Avtovaz là một ví dụ điển hình cho những thay đổi mang tính biểu tượng đối với tất cả ngành sản xuất tại Nga (theo RT).

 

 
 Theo A.T (tổng hợp)
Một Thế giới
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”