1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Giá xe nhập tăng và lượng linh kiện ô tô nhập đang giảm mạnh

(Dân trí) - Trái ngược với tính toán và kỳ vọng của thị trường, người dân, giá xe nhập đang có xu hướng tập trung vào những dòng xe có giá cao thay vì các loại xe giá rẻ. Trong khi đó, lượng nhập khẩu linh kiện lắp ráp ô tô trong nước có sự suy giảm so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), tính đến ngày 15/5, cả nước nhập được 5.900 chiếc xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống, kim ngạch đạt hơn 129 triệu USD; giá trị bình quân của mỗi chiếc xe nhập là 500 triệu đồng.

Lượng xe dưới 9 chỗ ngồi nhập khẩu/tổng lượng xe nhập khẩu về Việt Nam chiếm khoảng 75%, tỷ lệ cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước

Xe nhập đang tập trung vào các dòng đắt tiền, trong khi khối doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước đang giảm lượng nhập linh kiện phục vụ lắp ráp xe trong nước.
Xe nhập đang tập trung vào các dòng đắt tiền, trong khi khối doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước đang giảm lượng nhập linh kiện phục vụ lắp ráp xe trong nước.

Cùng kỳ năm 2017, lượng xe con dưới 9 chỗ ngồi nhập về Việt Nam cao gần gấp 4 lần hiện nay, đạt hơn 20.700 chiếc, kim ngạch hơn 328 triệu USD. Giá xe bình quân nhập khẩu đạt hơn 360 triệu đồng/chiếc. Lượng xe con nhập về/tổng lượng xe đạt gần 55%.

Từ hai dữ liệu về lượng xe nhập, giá trị bình quân ô tô nhập của Việt Nam có thể thấy rõ xe nhập khẩu về Việt Nam đang tập trung vào các dòng xe có giá cao hơn hoặc xe được tăng giá so với cùng kỳ năm trước.

Minh chứng là nhiều loại xe nhỏ, giá rẻ hiện không còn được nhập khẩu về Việt Nam như Hyundai Grand i10 ở cả bản hatchback và sedan. Các dòng xe nhỏ của Mitsubishi, Suzuki, Kia... tỷ lệ nhập về Việt Nam cũng hạn chế nhiều so với trước đây do được nội địa hóa nhiều hơn ở trong nước do các doanh nghiệp liên doanh hoặc tư nhân thực hiện.

Từ cuối năm 2017, lượng xe nhỏ, giá rẻ từ Ấn Độ, Thái Lan hay Indonesia về Việt Nam đã giảm rất mạnh, trong đó đặc biệt là xe Hyundai Grand i10 từ Ấn Độ bị giảm gần như 100% trong năm 2018 khi mà Tập đoàn ô tô Thành Công tuyên bố lắp ráp gần như 100% các mẫu của Hyundai như: i10, Elanta, Tucson, SantaFe ở Việt Nam.

Về lượng linh kiện nhập khẩu, mặc dù xe hơi sản xuất trong nước trong những tháng gần đây có doanh số bán ra cao hơn cùng kỳ năm trước và cũng cao hơn so với các quý liền kề. Tuy nhiên, bất chấp lượng xe bán ra nhiều, lượng linh kiện nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất, lắp ráp xe đã suy giảm đáng kể.

Cụ thể, hết ngày 15/5, kim ngạch nhập khẩu xe linh kiện xe hơi chỉ đạt 1,07 tỷ USD, bình quân giá trị nhập linh kiện chỉ gần 8 triệu USD/ngày (182 tỷ đồng). Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập linh phụ kiện đã đạt trên 1,2 tỷ USD, tương đương gần 9 triệu USD/ngày (hơn 205 tỷ đồng/ngày).

Kim ngạch nhập khẩu linh phụ kiện thời gian qua so với cùng kỳ năm trước giảm khoảng 1 triệu USD/ngày, tương đương 135 triệu USD (khoảng hơn 3.000 tỷ đồng).

Theo các doanh nghiệp ô tô trong nước, lượng nhập linh kiện suy giảm so với cùng kỳ năm trước là do các liên doanh, hãng xe tư nhân đang phải cơ cấu lại sản phẩm, phân khúc thị trường.

Mặc dù thị trường có doanh số bán tốt hơn nhưng thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra các cuộc đại hạ giá của cả xe trong nước và xe nhập khẩu.

Dù không có các cuộc chiến giảm giá giữa xe nhập, xe lắp ráp trong nước song bắt đầu từ tháng 5 trở đi, sẽ có lượng xe nhập khẩu lớn vào được Việt Nam do hiện chỉ có Honda, Chevrolet mới nhập được xe từ Thái về Việt Nam, còn lại chưa có báo cáo nào cho thấy các hãng như Toyota, Ford hay Mitsubishi nhập xe về được Việt Nam.

Mặc dù các doanh nghiệp Việt được hưởng mức thuế nhập khẩu linh kiện ưu đãi, bằng 0% từ các nước ASEAN giống như xe hơi nguyên chiếc. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo doanh nghiệp nhập nhiều linh kiện sẽ không bị thua lỗ.

Nguyễn Tuyền

Giá xe nhập tăng và lượng linh kiện ô tô nhập đang giảm mạnh - 2

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm