1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Giá ngoại tệ biến động, chạy theo là chết!

Phố Hà Trung, TP Hà Nội lâu nay vắng vẻ, nay xe máy dựng kín vỉa hè, ôtô cũng đỗ từng dãy dài. Không chỉ mua vài nghìn mà có nhiều cụ già cũng cố vét túi mua lấy vài trăm USD dận túi.

Chỉ tiếc, ngày 16 sốt nóng thì ngày 18/3 giá trên thị trường tự do sụt xuống, giảm 150 đồng/1 USD và sang ngày 19-3 giảm tiếp 20 đồng/1 USD. Làm sao được. Nền kinh tế Mỹ có mạnh lên, giá USD có tăng so với các đồng tiền khác do các nước thả nổi đồng tiền của họ.

Tỷ giá ngoại tệ nhảy múa 

Cho đến chiều ngày 19/3, tỷ giá USD trên thị trường mới tạm giảm nhiệt, có thể sẽ ổn định ngắn hạn. Tỷ giá chung tại các ngân hàng thương mại ổn định ở mức mua vào 21.430 đồng/1 USD, bán ra 21.480 đồng/1 USD sau khi nhảy vọt lên mức gần 21.600 đồng/1 USD ngày 16/3. 

Giá ngoại tệ biến động, chạy theo là chết!

Trong đợt tăng này, chênh lệch giữa giá mua vào với bán ra được doãng rộng, thậm chí lên tới trên 100 VND. Đây cũng là một bất thường, không phản ánh sức cầu ngoại tệ tăng lên mà thể hiện sự thận trọng từ chính các ngân hàng thương mại. Thời gian qua, chênh lệch này phổ biến chỉ từ 50-60 VND. Đây là đợt tăng đáng chú ý nhất kể từ đầu năm, đi cùng với sự “nhảy múa” của các mức giá khác nhau, chênh lệch khá lớn giữa các ngân hàng thương mại. Diễn biến trên đến sau đợt giảm lãi suất huy động VND diện rộng của các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước với giá vàng thế giới đã doãng rất rộng trong tuần qua (trên dưới 5,5 triệu đồng/lượng). 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

*Vàng có thể tăng nhiệt trong tuần tới

*“Chưa vội xây dựng sân bay Long Thành”

*Triệt phá cơ sở sản xuất sữa Ensure gi

*Hà Nội trồng "nhầm" gỗ mỡ thay vì vàng tâm?

*Báo chí nước ngoài viết về kế hoạch chặt 6.700 cây

Theo các chuyên gia kinh tế tại Đại học kinh tế TP.HCM,  việc tỷ giá tăng mấy ngày qua liên quan đến yếu tố tâm lý khi một vài thông tin trái chiều liên quan đến chính sách tỷ giá được công bố trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó là câu chuyện giá vàng SJC bán lẻ hiện đang chênh lệch hơn 5 triệu đồng/lượng so với giá vàng thế giới, nên cũng tạo tâm lý lo ngại việc thu gom USD trên chợ đen để nhập lậu vàng. 

Tại thị trường TP.HCM cùng thời điểm trên, Công ty PNJ báo giá vàng SJC lên xuống không đáng kể xung quanh mức mức 35,21 triệu đồng/lượng và 35,3 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán. Giá vàng trong nước đang chịu áp lực giảm từ thị trường vàng quốc tế, nhưng đồng thời lại được hỗ trợ bởi đà tăng liên tục của giá USD trên thị trường tự do. So với giá vàng quốc tế quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ vẫn đang duy trì mức chênh cao hơn khoảng 5 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới quy đổi không bao gồm thuế và các chi phí hiện vào khoảng hơn 30 triệu đồng/lượng. 

Thêm một lý do nữa, đó là cán cân thanh toán ngoại thương đang có xu hướng nhập siêu. Cán cân thương mại tháng 2 vào thời điểm đầu tháng được dự báo thặng dư 300 triệu USD nhưng cuối tháng, con số chính thức Tổng cục Hải quan cho biết là  thâm hụt gần 1 tỷ  USD. Nếu cộng từ đầu năm thì tính đến nay đã thâm hụt gần 1,3 tỷ USD nên có lẽ dựa trên con số này, thị trường có những động thái nhất định ‘găm’ ngoại tệ không bán, khiến tỷ giá tăng mạnh và nhanh ngày đầu tuần. 

Chạy theo là... chết 

Đầu tháng 3/2015, bỗng nhiên xuất hiện một bài viết trên báo và sau đó được nhiều báo khác đăng lại có nội dung đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng tỷ giá USD lên từ 3-4% để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sau đó, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến xác định chính sách tỷ giá là năm 2015 chỉ tăng không quá 2%, tháng 1/2015 đã tăng 1% và phải sau tháng 6/2015 NHNN mới tăng thêm 1% nữa, nhưng bài viết đã đánh vào tâm lý đầu cơ của giới kinh doanh ngoại tệ. Tỷ giá ngoại tệ ngoài thị trường tự do đã bắt đầu tăng và cơn sốt đã toàn phát vào ngày 16-3 với mức tăng lên đến trên 300 đồng/1 USD. Cơn sốt tuy không lớn cũng đã kéo nhiều người rút tiền dành dụm đi mua USD. Các cửa hàng trở nên tấp nập bất thường.

Phố Hà Trung, TP Hà Nội lâu nay vắng vẻ, nay xe máy dựng kín vỉa hè, ôtô cũng đỗ từng dãy dài. Không chỉ mua vài nghìn mà có nhiều cụ già cũng cố vét túi mua lấy vài trăm USD dận túi. Chỉ tiếc, ngày 16 sốt nóng thì ngày 18/3 giá trên thị trường tự do sụt xuống, giảm 150 đồng/1 USD và sang ngày 19/3 giảm tiếp 20 đồng/1 USD. Làm sao được. Nền kinh tế Mỹ có mạnh lên, giá USD có tăng so với các đồng tiền khác do các nước thả nổi đồng tiền của họ. Chính sách tỷ giá của chúng ta là đảm bảo giá trị đồng nội tệ để ổn định kinh tế làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững sau một thời kỳ tăng trưởng khá nóng. Vì vậy không thể ngóng giá USD trên một số thị trường tiền tệ trên thế giới để đoán định xu hướng đầu tưi ngoại tệ trong nước. 

Còn khả năng buôn lậu vàng, dẫu có thể có, tuy nhiên với chính sách đối với thị trường vàng trong nước, khối lượng buôn lậu là không đáng kể. Không thể có những chiến dịch thu gom USD tiền mặt để nhập lậu vàng như nhiều năm trước. NHNN là người duy nhất có quyền cung vàng ra thị trường. Nhãn hiệu SJC được quản lý chặt chẽ từ khâu sản xuất đến bán buôn ra thị trường. Nhu cầu vàng trên thị trường cũng không lớn. Đã gần 1 năm nay, NHNN chưa tổ chức đấu thầu vàng, nhưng thị trường cũng không có một cơn sốt nào, dẫu là nhỏ nhất.

Đối với cán cân thanh toán ngoại tệ, càng không phải là lý do để tăng tỷ giá ngoại tệ. Sau khi NHNN điều chỉnh tỷ giá hồi đầu năm, thị trường ngoại hối dư thừa ngoại tệ đến mức các giao dịch chỉ loanh quanh mức giá mua vào của Ngân hàng Nhà nước. Giá mua - bán ngoại tệ mới tăng lên đợt này còn thấp so với giá bán của NHNN là 21.600 và còn xa mức trần hơn nữa. Do đó, tỷ giá dẫu có tăng nhưng không đến mức độ căng thẳng… Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối khá tốt khi ngay trong 2 tháng đầu năm nay Ngân hàng Nhà nước cũng liên tục mua ngoại tệ vào. Ngoài ra, thực tế nhu cầu mua - bán ngoại tệ của khách hàng hiện nay khá ổn định. 

Trong báo cáo cập nhật kinh tế vừa được công bố, Bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng ANZ Việt Nam (ANZ Research) cho rằng, các ước tính không chính thức cho thấy, dự trữ ngoại hối Việt Nam, đến 3/2015, vào khoảng 32 tỷ USD, tương đương với 12 tuần nhập khẩu, tăng mạnh so với mức 6 - 6,5 tuần nhập khẩu của năm 2012. Điều này cho thấy áp lực phải điều chỉnh tỷ giá là không lớn. 

Vì vậy, nếu ai chỉ thích đoán thị trường bằng tai, ôm tiền đầu tư vào ngoại tệ thì thua lỗ là chắc chắn. Đừng chạy theo để... chết.

 Theo Đức Phan
ANTĐ

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”


 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm