Giá đường giảm mạnh: Nông dân “đoạn tuyệt” với cây mía
(Dân trí) - Thời gian gần đây, do giá đường trên thị trường giảm mạnh, việc sản xuất đường không có lãi nên giá mía cũng bị "liên lụy" theo. Trước tình trạng thu lỗ, nhiều hộ trồng mía ở Cà Mau đã chuyển sang trồng rau màu, trồng lúa, trồng nuôi và nuôi cá..
Mặc dù vậy, nhưng theo ông Út, do lượng tồn kho quá lớn nên xí nghiệp đành phải chấp nhận bán để có tiền trả nợ ngân hàng.
Do giá đường giảm mạnh, việc sản xuất không có lãi nên giá thu mua mía nguyên liệu cũng không cao, khiến nhiều hộ nông dân ở Cà Mau không còn tha thiết với nghề trồng mía, một số hộ đã chuyển diện tích đất trồng mía sang trồng màu, cây ăn trái, nuôi cá... với hy vọng kinh tế gia đình sẽ ổn định hơn.
Vì thế, để có nguyên liệu sản xuất đường, nhiều nhà máy sản xuất đường ở ĐBSCL, trong đó có Cà Mau phải khuyến khích nông dân mở rộng diện tích trồng mía bằng cách hỗ trợ kỹ thuật, phân bón, cung cấp các loại giống mía chất lượng... Đồng thời ký kết hợp đồng cam kết thu mua 100% mía nguyên liệu của bà con nông dân.
Hiện, giá mía trên thị trường Cà Mau hiện giao động từ 700 - 1.000 đồng/kg, thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 150 đồng/kg, trong khi đó các mặt hàng vật tư để hỗ việc trồng mía như phân bón, giá nhân công đều tăng. Với giá bán trên, người nông dân dù rất vất vả trong 8 tháng trồng và chăm sóc vẫn không có lãi, thậm chí có hộ bị lỗ do năng suất thấp.
“Nếu nhà máy thu mua với giá quá thấp như hiện nay thì người trồng mía chúng tôi khó tránh khỏi thua lỗ nặng, vì chi phí đầu vào đã ngốn gần trăm triệu đồng/ha, trong khi đó các chi phi khác đều tặng vọt, chưa kể công cán chăm sóc suốt thời gian trồng mía...", ông Nguyễn Minh Tâm ở ấp Phủ Thờ, xã Trí Lực huyện Thới Bình than thở.
“Vợ chồng tôi đã quyết tâm, sau khi thu hoạch vụ này sẽ chuyển sang trồng lúa, nuôi cá và trồng thêm hoa màu. Thời gian gần đây, giá lúa liên tục tăng cao, giá hoa màu cũng không tệ nên không bao lâu gia đình tôi sẽ lấy lại được vốn. Còn nếu đeo đuổi nghề trồng mía thì chắc chắn rằng cháu cũng chẳng có mà ăn chứ đừng nghĩ đến chuyện làm giàu", ông Tâm chia sẻ thêm.
Cùng suy nghĩ với ông Tâm, gia đình ông Tăng Văn Buôl ở ấp Đá Bạc A, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời cũng đã phá gần 2 ha đất để trồng lúa và trồng hoa màu.
Theo ông Buôl thì trồng lúa tuy lời ít nhưng có cái là bền, người trồng lúa có rất nhiều thời gian để làm những công việc khác, cộng với việc giá lúa không ngừng tăng, lợi nhuận từ việc trồng lúa chắc chắn sẽ cao hơn so với trồng mía trên cùng diện tích....
Để duy trì việc sản xuất đường trong thời gian tới và để đảm bảo đầu ra cũng như đời sống của người trồng mía, Nhà nước cần xem xét hạ lãi suất ngân hàng, có cơ chế để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn ngân hàng, tiếp tục tạo cơ chế thoáng cho nhà máy đường về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT... Bên cạnh đó, cần có biện pháp mạnh hơn nữa, ngăn chặn đường nhập lậu để cứu lấy các nhà máy đường trong nước và giúp nông dân trồng mía giải quyết khó khăn, ổn định cuộc sống.
Tuấn Thanh