Giá dầu thô rơi thẳng xuống đáy năm
Chốt phiên 1/3, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 giảm 1,37 USD, tương ứng với 1,5%, xuống còn 90,68 USD/thùng...
Tình hình sản xuất đáng thất vọng tại Trung Quốc cùng số liệu thất nghiệp tăng cao kỷ lục tại khu vực đồng Euro đã nhấn chìm thị trường giao dịch năng lượng đêm qua, đẩy giá dầu thô rơi xuống mức thấp nhất trong năm.
Theo số liệu được công bố hôm qua, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc trong tháng 2 đứng ở mức 50,1 điểm, giảm nhẹ so với mức 50,4 điểm trong tháng 1 cũng như mức dự báo 50,5 điểm của giới phân tích thị trường trong cuộc điều tra của Dow Jones Newswires.
Việc chỉ số PMI của Trung Quốc sút giảm đã khiến nhà đầu tư năng lượng trở nên lo lắng trước triển vọng không hề tươi sáng của việc tiêu thụ dầu thô. Từ đó gây sức ép lên giá giao dịch mặt hàng này, bất chấp chỉ số sản xuất tại các nhà máy của Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 2.
Bên cạnh yếu tố kinh tế Trung Quốc, báo cáo mới nhất của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy số người thất nghiệp tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên gần 19 triệu, cũng có tác động lớn tới kết quả giao dịch dầu thô loại hợp đồng giao sau.
Số liệu của Eurostat cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của cả Liên minh châu Âu gồm 27 nước đã lên tới mức 10,8%, tương đương 26,2 triệu người thất nghiệp. Hy Lạp có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất với 27%, tiếp theo là Tây Ban Nha với 26,2%, trong khi thấp nhất là Áo với 4,9%.
Ngoài ra, việc đồng USD tiếp tục lên giá mạnh cũng ảnh hưởng trực tiếp tới giao dịch dầu thô. Phiên giao dịch hôm qua, tỷ giá giữa đồng bạc xanh của Mỹ và đồng tiền chung châu Âu đã tăng mạnh, do số liệu kinh tế yếu kém của Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/3, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 giảm 1,37 USD, tương ứng với 1,5%, xuống còn 90,68 USD/thùng trên sàn hàng hóa Neư York. Đây là giá chốt thấp nhất của dầu thô hợp đồng kỳ hạn kể từ phiên 24/12/2012 tới nay, theo số liệu của FactSet.
Phiên giao dịch liền trước, giá dầu thô giao sau tại sàn New York giảm 71 cent, đưa mức giảm cả tháng 2 lên gần 6%. Tính chung cả tuần giao dịch này, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn đã bốc hơi tới 2,6%.
Tại sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 4 cũng giảm mạnh 98 cent, tương ứng 0,9%, xuống còn 110,40 USD mỗi thùng vào cuối ngày 1/3. Hiện chênh lệch giá giữa dầu thô giao sau tại sàn New York và sàn London đang ở mức gần 20 USD.
Cũng trên sàn hàng hóa New York phiên 1/3, giá xăng giao tháng 4 tăng được gần 2 cent, tương ứng 0,5%, lên 3,13 USD/gallon, cao hơn một chút so với mức 3,08 USD chốt cuối tuần trước của xăng hợp đồng tháng 3.
Giá dầu sưởi tháng 4 giảm 3 cent, tương ứng 1%, xuống 2,93 USD mỗi gallon trong phiên 1/3, giảm hơn 5% so với mức chốt cuối tuần trước của dầu hợp đồng tháng 3. Khí tự nhiên tháng 4 giảm 3 cent, tương ứng 0,9% xuống 3,46 USD/ triệu BTU nhưng tăng 5,2% trong tuần.
Theo số liệu được công bố hôm qua, chỉ số quản lý sức mua (PMI) của Trung Quốc trong tháng 2 đứng ở mức 50,1 điểm, giảm nhẹ so với mức 50,4 điểm trong tháng 1 cũng như mức dự báo 50,5 điểm của giới phân tích thị trường trong cuộc điều tra của Dow Jones Newswires.
Việc chỉ số PMI của Trung Quốc sút giảm đã khiến nhà đầu tư năng lượng trở nên lo lắng trước triển vọng không hề tươi sáng của việc tiêu thụ dầu thô. Từ đó gây sức ép lên giá giao dịch mặt hàng này, bất chấp chỉ số sản xuất tại các nhà máy của Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 2.
Bên cạnh yếu tố kinh tế Trung Quốc, báo cáo mới nhất của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy số người thất nghiệp tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên gần 19 triệu, cũng có tác động lớn tới kết quả giao dịch dầu thô loại hợp đồng giao sau.
Số liệu của Eurostat cũng cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của cả Liên minh châu Âu gồm 27 nước đã lên tới mức 10,8%, tương đương 26,2 triệu người thất nghiệp. Hy Lạp có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất với 27%, tiếp theo là Tây Ban Nha với 26,2%, trong khi thấp nhất là Áo với 4,9%.
Ngoài ra, việc đồng USD tiếp tục lên giá mạnh cũng ảnh hưởng trực tiếp tới giao dịch dầu thô. Phiên giao dịch hôm qua, tỷ giá giữa đồng bạc xanh của Mỹ và đồng tiền chung châu Âu đã tăng mạnh, do số liệu kinh tế yếu kém của Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung.
Chốt phiên giao dịch ngày 1/3, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 giảm 1,37 USD, tương ứng với 1,5%, xuống còn 90,68 USD/thùng trên sàn hàng hóa Neư York. Đây là giá chốt thấp nhất của dầu thô hợp đồng kỳ hạn kể từ phiên 24/12/2012 tới nay, theo số liệu của FactSet.
Phiên giao dịch liền trước, giá dầu thô giao sau tại sàn New York giảm 71 cent, đưa mức giảm cả tháng 2 lên gần 6%. Tính chung cả tuần giao dịch này, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn đã bốc hơi tới 2,6%.
Tại sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 4 cũng giảm mạnh 98 cent, tương ứng 0,9%, xuống còn 110,40 USD mỗi thùng vào cuối ngày 1/3. Hiện chênh lệch giá giữa dầu thô giao sau tại sàn New York và sàn London đang ở mức gần 20 USD.
Cũng trên sàn hàng hóa New York phiên 1/3, giá xăng giao tháng 4 tăng được gần 2 cent, tương ứng 0,5%, lên 3,13 USD/gallon, cao hơn một chút so với mức 3,08 USD chốt cuối tuần trước của xăng hợp đồng tháng 3.
Giá dầu sưởi tháng 4 giảm 3 cent, tương ứng 1%, xuống 2,93 USD mỗi gallon trong phiên 1/3, giảm hơn 5% so với mức chốt cuối tuần trước của dầu hợp đồng tháng 3. Khí tự nhiên tháng 4 giảm 3 cent, tương ứng 0,9% xuống 3,46 USD/ triệu BTU nhưng tăng 5,2% trong tuần.
Theo Thanh Hải
VnEconomy