Gamuda Land và cách xây dựng thương hiệu tại thị trường Việt Nam
(Dân trí) - “Tâm huyết, uy tín, tiên phong” là triết lý chính trong câu chuyện xây dựng thương hiệu của Gamuda được bày tỏ thông qua góc chia sẻ của ông Dennis Ng – Tổng Giám Đốc Gamuda Land Vietnam.
Trong thời gian đầu tư tại Việt Nam, Gamuda Land đã xây dựng thương hiệu như thế nào để được kết quả như ngày nay vậy thưa ông?
Thực ra chúng tôi rất tiếc khi chưa tập trung làm hình ảnh và định vị thương hiệu của mình ngay từ đầu mà tập trung vào việc làm cho thật tốt sản phẩm đã. Thông qua những gì chúng tôi đã và đang làm được chính là chìa khóa để khách hàng biết đến nhiều hơn. Đó là cách tốt nhất để nói về thương hiệu của mình hơn là chỉ nói để nghe thương hiệu cho hay nên chúng tôi chú trọng việc làm thực tế hơn làm hình ảnh.
Cách đây 10 năm chúng tôi không đến Việt Nam một cách ồn ào, hồ sơ năng lực của chúng tôi ít người biết đến, nhưng chúng tôi bắt tay vào xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng tôi kết nối mọi người, chúng tôi kết nối chính phủ và chúng tôi đã tạo ra được một cộng đồng cư dân tại phía Nam Hà Nội như bây giờ. Nỗ lực 10 năm qua, tôi nghĩ những gì chúng tôi bỏ ra thực sự đã đưa chúng tôi đến những thành công ngày hôm nay.
Hiện tại, để xây dựng hình ảnh thương hiệu, chúng tôi tập trung vào 3 chữ trong triết lý kinh doanh: Tâm huyết (Sincere),Uy tín (Responsible) và Tiên phong (Original).
Cụ thể là “Sincere - Tâm huyết” nghĩa là sự kết nối chúng tôi với cộng đồng, chính phủ và mọi người xung quanh theo cách cởi mở để mọi người thấy được sự tâm huyết và chân thành của Gamuda..
Nói về Original (O – Tiên Phong), chúng tôi đã tiên phong trong việc tạo dựng thương hiệu trong cộng đồng Việt Nam. Mô hình kinh doanh cũng như chiến lược chúng tôi áp dụng từ ngày đầu tiên cho đến nay không bao giờ thay đổi, những người mà chúng tôi gắn bó từ ngày đó cho đến bây giờ không bao giờ thay đổi. Đây là nơi chúng tôi dám tuyên bố rằng chúng tôi là tiên phong.
Về “trách nhiệm – Responsible” thì Gamuda không chỉ là đầu tư bất động sản chỉ đến để xây dựng nhà ở mà còn rất quan tâm đến cộng đồng. Việc tạo dựng môi trường xung quanh để tươi đẹp và hiền hòa hơn là một minh chứng. Ngoài ra chúng tôi còn có các hoạt động trách nhiệm xã hội khác như chương trình chạy vì trái tim Run for the heart tổ chức hàng năm đã quyên góp được khoảng 30 tỷ giúp đỡ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn được có cơ hội mổ tim cứu sống, cùng nhiều hoạt động tri ân xã hội khác.
Thưa ông, hiện tại, Gamuda Land có gặp khó khăn gì trong việc phát triển các dự án bất động sản tại Việt Nam không?
Thời điểm khi Gamuda mới đến đây, khu vực dân cư xung quanh dân trí hơi thấp 1 chút, vì vậy khó khăn của chúng tôi gặp phải là giải phóng mặt bằng. Khi đó chúng tôi đã phải phối hợp chặt chẽ với chính phủ để giải phóng mặt bằng được nhanh chóng. Sau khi giải phóng xong, chúng tôi đã phải làm việc với cộng đồng xung quanh, qua các chuyên gia sở tại để tìm hiểu văn hóa Việt Nam.
Sau hơn 10 năm chúng tôi thấy hệ thống luật đã được sửa đổi nhiều nên công việc của chúng tôi đạt được kết quả nhanh chóng hơn. Chính phủ cũng đã hỗ trợ cơ sở hạ tầng khu vực này rất tốt như đường vành đai 3 nối Hải Phòng, Bắc Ninh, với Hà Nội đã thành đường trung chuyển rất hiệu quả. Tuyến đường Tam Trinh song song với Giải phóng đang được mở rộng, giảm ách tắc cho Giải Phóng. Đồng thời tuyến đường Metro từ ga Yên Sở đến ga HN đang triển khai giúp việc tiếp cận khu vực này dễ hơn. Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ thì chúng tôi cũng nỗ lực để tiếp cận văn hóa Việt Nam để phát triển nhiều dự án tốt hơn.
Là đại diện chủ đầu tư Malaysia tại Việt Nam, ông có thể cho biết sự khác biệt khi xây dựng khu đô thị tại Việt Nam không thưa ông?
Việt Nam và Malaysia khác nhau rất nhiều thứ. Trước đó ở Malaysia chúng tôi tự hào là nhà kiến tạo đô thị có tên tuổi nhưng khi sang đây chúng tôi đã phải bắt đầu lại từ khác biệt văn hóa đến thể chế.
Khi chúng tôi đưa concept township (khu đô thị) vào VN thì nó khác với khái niệm khu đô thị ở đây. Ở Malay, sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người rất rõ rệt ở 1 khu đô thị nhưng hiếm có 1 khu đô thị như vậy ở Việt Nam vào thời điểm đó.
Điểm khác biệt nữa là ở Hà Nội khí hậu có 4 mùa còn Sài Gòn thì 2 mùa khá giống Malaysia. Điều này liên quan đến tiêu chuẩn kĩ thuật của căn nhà để thích ứng được với thời tiết, phải áp dụng các công nghệ tiên tiến vào xây dựng và kinh nghiệm trong kiến tạo khu đô thị để tạo dựng 1 khu đô thị chất lượng nhất cho người Việt.
Xin cảm ơn ông!