G20 thông qua danh sách giúp tăng cường phục hồi kinh tế
(Dân trí) - Hôm qua (18/3), các nhà lãnh đạo tài chính lớn trên thế giới đã thông qua một danh sách các nguyên tắc để tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế trước những cú sốc trong tương lai, bao gồm cả những lời khuyên giúp tăng cường khuôn khổ chính sách để gặt hái những lợi ích của thị trường mở.
“Những rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục dai dẳng, một số người thậm chí còn nói rằng nó sẽ tăng lên”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble phát biểu trong một cuộc họp báo vào cuối cuộc họp G20 (nhóm các nền kinh tế lớn) ở Baden Baden, Đức.
“Đó là lý do tại sao việc chúng ta phải chuẩn bị tốt luôn là một việc quan trọng”, Schaeuble nói và cho biết thêm rằng tăng cường khả năng phục hồi kinh tế trước những cú sốc trong tương lai là một trong những ưu tiên của Chủ tịch G20 của Đức.
Schaeuble cho biết, danh sách các nguyên tắc được thông qua bao gồm các khuyến nghị về chính sách ví dụ về quy chế thị trường lao động, thương mại quốc tế và tầm quan trọng của thị trường mở.
Theo Fortune, danh sách được thông qua có tựa đề “Ghi chú về các nguyên tắc tăng cường khả năng phục hồi của các nền kinh tế trong nhóm G20”. Danh sách này xoay quanh 5 lĩnh vực như khu vực sản xuất trong nước, tài chính công, tài chính tư nhân, chính sách tiền tệ và khu vực sản xuất nước ngoài.
Danh sách này bao gồm những lời khuyên để “tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô và các khung chính sách để thu được lợi ích từ sự cởi mở đối với thương mại và dòng vốn quốc tế”.
Nó cũng kêu gọi các Chính phủ trong nhóm G20 “đảm bảo rằng những lợi ích từ thương mại sẽ được chia sẻ rộng rãi trong toàn bộ nền kinh tế”.
Về phần tài chính công, Chính phủ các nước cần đảm bảo rằng nợ công đang trên con đường bền vững, có tính đến “những áp lực tài chính cơ cấu lâu dài”, danh sách nêu rõ.
Trong bản thông cáo chính, các nước G20 đã cam kết giữ một hệ thống thương mại toàn cầu mở và toàn cầu sau khi không thể tìm ra một thỏa hiệp phù hợp với một nước Mỹ ngày càng bảo vệ.
Trong một tham chiếu với các đề xuất của Mỹ về thuế biên giới nhằm ưu tiên xuất khẩu hơn hàng nhập khẩu, một văn bản riêng về khả năng cảnh báo chống lại tác động tràn lan từ các hành động chính sách cá nhân.
Mặc dù tác động của các hành động chính sách cá nhân được khuếch đại thông qua các tác động lan truyền qua biên giới, tuy nhiên bất kỳ sự lan truyền qua biên giới nào có thể xảy ra từ các hành động chính sách cá nhân cũng cần được xem xét”, chuyên gia kinh tế trưởng Quỹ Tiền tệ Quốc tế Maurice Obstfeld đã cảnh báo rằng các đề xuất sửa đổi luật thuế của Mỹ bằng cách ưu tiên xuất khẩu hơn hàng nhập khẩu có thể có tác động tràn sang các nền kinh tế khác như Ả-rập Xê-út vì biện pháp này có thể sẽ khiến đồng USD tăng giá.
Hồng Vân
Theo Fortune