EVFTA: Hành trình "lãng mạn” đến những cuộc chạy marathon gian khó

(Dân trí) - “Việt Nam như chạy một quãng đường marathon đi đến cuối chặng đường và đã đi qua rất nhiều bước khó khăn…”, ông Lương Hoàng Thái nói.

Tại buổi Tọa đàm với chủ đề: “EVFTA: Hành trình một thập kỷ nỗ lực không ngừng nghỉ” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức chiều nay (14/2), các chuyên gia đã chia sẻ những ấn tượng về hành trình bắt đầu bằng viên gạch đầu tiên đàm phán và đi đến ký kết EVFTA đầy gian truân nhưng cũng là kỳ tích của ngoại giao kinh tế Việt Nam.

EVFTA: Hành trình lãng mạn” đến những cuộc chạy marathon gian khó - 1

Theo tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VVCI): Phải khẳng định rằng, EVFTA và IPA là hai hiệp định ở chuẩn mực cao nhất hiện nay. Với hai hiệp định này, EU đã thừa nhận những nỗ lực cải cách xây dựng thể chế kinh tế thị trường hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam. 

EU đã thừa nhận sự cải cách của Việt Nam

Hiệp định này là nền tảng thúc đẩy quan hệ giữa hai bên và tăng niềm tin của cả cộng đồng thế giới đối với những nỗ lực cải cách thể chế, xây dựng thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam. Đây là một tác động vô cùng lớn mà không thể cân đong đo đếm được.

EVFTA: Hành trình lãng mạn” đến những cuộc chạy marathon gian khó - 2

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI

“Sau khi Hiệp định có hiệu lực, ngay lập tức có đến 70% mặt hàng được giảm thuế, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,7% số dòng thuế. Đây là lợi thế vô cùng lớn về mặt chi phí khi thuế quan không còn. Nhưng để vượt qua được điều này là một hành trình vô cùng gian nan”, ông Lộc nói.

Chủ tịch VCCI cho rằng: Doanh nghiệp Việt cạnh tranh với các doanh nghiệp EU có nghĩa là cạnh tranh với những nền kinh tế có năng lực cạnh tranh hàng đầu thế giới. Điều này là thách thức nhưng cũng là cơ hội để chúng ta rút ngắn khoảng cách về năng lực cạnh tranh qua học hỏi, tuân thủ theo quy định của những người giỏi hơn.

Theo ông Lương Hoàng Thái, "Chúng ta thông thương với một trong những thị trường lớn mà có năng lực cạnh tranh cao như vậy rõ ràng một số ngành kinh tế sẽ phải cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng".. 

Tuy nhiên, theo ông này: Điểm thuận lợi là cơ cấu kinh tế của chúng ta mang tính bổ sung cao với nhau nên có một số mặt hàng mang tính cạnh tranh nhưng về cơ bản là mang tính bổ sung. 

“Chúng ta tận dụng cơ hội như thế nào từ thị trường EU, Việt Nam hiện nay là nhà xuất khẩu đứng thứ 2 trong ASEAN vào khu vực EU chỉ sau Singapore. Rõ ràng sau một thời gian hội nhập thì cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta đã vươn lên, nếu như có Hiệp định EVFTA chúng ta sẽ có cơ sở để vươn lên hơn nữa”, đại diện Bộ Công Thương nói.

Ông này kể lại: Khi chúng ta khởi động FTA với EU, những viên gạch đầu tiên được đặt rất sớm. 

“Khi ấy, cao Ủy thương mại EU là ông Pascal Lamy đề xuất hướng giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tết toàn cầu thông qua việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam có tầm nhìn rất xa muốn hướng đến sân chơi bình đẳng với EU, bằng cách thông qua quan hệ Hiệp định thương mại tự do", ông Thái nói.

EVFTA: Hành trình lãng mạn” đến những cuộc chạy marathon gian khó - 3

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương

“Khi đặt vấn đề một FTA giữa EU và Việt Nam năm 2004, ông Pascal cười và nói Việt Nam hơi lãng mạn. Tất nhiên, thời điểm đó vị thế của chúng ta rất khác so với bây giờ”, ông Thái kể lại.

Đi từ "lãng mạn" đến những cuộc đua marathon gian khó

“Việt Nam như chạy một quãng đường marathon đi đến cuối chặng đường và đã đi qua rất nhiều bước khó khăn. Hiệp định EVFTA là hiệp định đầu tiên EU ký với một nước đang phát triển. Những bước khó khăn là những bước rất đáng nhớ”,  đại diện Bộ Công Thương nói.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT: EU có lẽ là trường hợp đầu tiên khi giảm thuế cho cả hàng chế biến nông sản, điều đó mang lại rất nhiều lợi ích khi mà chúng ta có cơ hội đưa hàng sang thị trường này. 

Nếu chúng ta vượt qua được thì có nghĩa là chúng ta có thể đưa hàng sang các thị trường khác. 

Về tranh chấp pháp lý, theo ông Tuấn đây là chuyện thường tình trong kinh tế thị trường, ông Tuấn cho rằng: “Trước khi nói về tranh chấp, kiện tụng trong nhà chúng ta phải sạch sẽ. Các sản phẩm nông nghiệp muốn vào châu Âu thì đảm bảo các tiêu chuẩn của họ là quan trọng nhất”.

“Chúng tôi đã tập trung nỗ lực xử lý một loạt vấn đề như xử lý vấn đề về xuất xứ gỗ đảm bảo chứng chỉ bền vững, hay gỡ thẻ vàng với ngành thủy sản, tập trung nỗ lực cao nhất để làm sao xây dựng được mã số vùng trồng cho nông sản…”, ông Tuấn nói.

Theo ông này, những việc tuân thủ pháp luật về xuất xứ phải làm từ chuyện chính sách, khung pháp lý, đầu tư hỗ trợ, tuyên truyền vận động với người dân và doanh nghiệp. Hiện nay, chúng tôi đang phối hợp với Bộ Công Thương triển khai theo dõi thương mại nông nghiệp của thị trường EU.

An Linh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm