1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Đường mẫu tàu điện dát vàng trên cao của đại gia Đường "Bia"

Hà Phong

(Dân trí) - Khách được trải nghiệm đi trên tàu điện dát vàng chạy trên đường mẫu đường đô thị trên cao chịu lực bằng cọc bê tông ly tâm V+ của công ty do đại gia Đường "Bia" làm chủ.

Công ty TNHH Hòa Bình mới đây công bố tác phẩm "Đường sắt đô thị trên cao chịu lực bằng cọc bê tông ly tâm V+". Tác phẩm đường sắt trên cao này là đường mẫu được công ty thi công hoàn thiện và chạy thử tại khu công nghiệp Tiên Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Đường mẫu tàu điện dát vàng trên cao của đại gia Đường Bia - 1

Tàu điện vàng được chạy trên đường mẫu đường sắt đô thị trên cao chịu lực bằng cọc bê tông ly tâm V+ (Ảnh: Hà Phong).

Đường mẫu đường sắt đô thị này sử dụng ngay dải phân cách giữa đường để ép cọc bê tông ly tâm phi 400mm đến 500mm. Đường ray (dài 100m, rộng 4,1m) được lắp đặt trên đường mẫu này. 

Đầu tàu dài 3,8m và toa tàu dài 11,5m, rộng 2,8m trên đường sắt đô thị này đều được dát vàng. Tàu điện này có thể chở 100 người, tốc độ 100km/h.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Hữu Đường (còn được gọi là Đường "Bia") - Tổng giám đốc Công ty TNHH Hòa Bình - cho biết, đường sắt đô thị này là một phát minh công nghệ mới, làm thay đổi quy hoạch làm đường sắt đô thị của Hà Nội, TPHCM.

Cụ thể, loại này không tốn diện tích đất, không phải giải phóng mặt bằng  xe buýt BRT đang được triển khai hoặc sẽ được triển khai.

Đường mẫu tàu điện dát vàng trên cao của đại gia Đường Bia - 2

Đường sắt đô thị trên cao chịu lực bằng cọc bê tông ly tâm V+ nằm trên dải phân cách giữa đường (Ảnh: Hà Phong).

Chi phí đầu tư làm đường sắt đô thị trên cao chịu lực bằng cọc bê tông ly tâm chỉ bằng 50-70% so với chi phí làm tàu điện ngầm và đường sắt trên cao hiện nay.

Ông Đường ví dụ thời gian thi công tuyến đường sắt đô thị trên cao từ trung tâm Thủ đô đến sân bay Nội Bài thông thường phải mất 10 năm nhưng nếu thi công theo phương án đường sắt đô thị này chỉ còn 12 tháng.