1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Dù còn nhiều bức xúc, 97% cổ đông Sacombank vẫn "gật đầu" nhận SouthernBank

(Dân trí) - Mặc dù nhiều ý kiến phản đối việc nhận sáp nhập Southern Bank, tỷ lệ đồng ý cho nội dung này đạt tới 97%. Các ý kiến phản đối của cổ đông nhỏ lẻ chỉ đại diện cho hơn 25 triệu cổ phiếu có quyền biểu quyết, tương ứng tỷ lệ 2,61%.

Sáng nay (25/3), Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB) đã kết thúc với tất cả các nội dung được thông qua.

 

Cổ đông tham gia bỏ phiếu đại diện cho hơn cho gần 85% cổ phiếu có quyền biểu quyết (tính trên việc trừ đi 100 triệu cổ phiếu quỹ).

 

Ban Chủ tọa đại hội bao gồm ông Kiều Hữu Dũng, Tân Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) làm Chủ tọa; Các thành viên Ban Chủ tọa là các Phó Chủ tịch HĐQT Trầm Bê, Phan Huy Khang, Nguyễn Miên Tuấn và Trưởng Ban kiểm soát Nguyễn Tấn Thành.

 

Ông Kiều Hữu Dũng vừa được HĐQT Sacombank bầu làm Chủ tịch trong phiên họp ngày hôm qua, thay cho ông Phạm Hữu Phú. Tài liệu họp cho biết, ông Phú xin từ nhiệm thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2010-2015 để nhận nhiệm vụ tại đơn vị khác.

 

Trao đổi với Dân trí trước đó, ông Phú cho biết ông sẽ trở về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), nơi ông từng đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT. Tại Sacombank, ông Phú là đại diện phần vốn của cổ đông lớn Eximbank.

 

Sau khi ông Phú từ nhiệm, HĐQT Sacombank gồm 9 người, trong đó có 2 thành viên HĐQT, đảm bảo theo yêu cầu của Luật các Tổ chức tín dụng. Vì vậy, HĐQT đề nghị không bầu bổ sung mà giữ nguyên số lượng thành viên HĐQT.

 

Nội dung đáng chú ý nhất trong kỳ đại hội năm nay là việc HĐQT Sacombank đề nghị cổ đông ủy quyền cho HĐQT triển khai nghiên cứu xây dựng đề án khả thi và thực hiện các thủ tục cần thiết để xin phép các cơ quan chức năng, cũng như quyết định các vấn đề liên quan đến việc nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank).

 

Sau khi Đề án sáp nhập được các cơ quan chức năng chấp thuận nguyên tắc, HĐQT sẽ trình cổ đông xem xét, quyết định. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2014.

 

Tại phần thảo luận, rất nhiều cổ đông bức xúc với nội dung này. Tuy chưa được mời phát biểu, một nữ cổ đông Sacombank đứng dậy đặt câu hỏi lý do việc nhận sáp nhập là gì, mở màn cho việc các cổ đông liên tục chất vấn liên quan tới nội dung này.

 

Một cổ đông khác tiếp lời, việc nhận sáp nhập khiến Southern Bank có lợi, nhưng Sacombank không có nhiều lợi ích vì chỗ nào có Southern Bank thì đã có Sacombank đã lớn mạnh.

 

"Không nhận sáp nhập thì tốt hơn vì Sacombank không phải gánh thêm một ngân hàng nhỏ có tình hình tài chính không tốt", vị cổ đông này nói. Rất nhiều cổ đông đã vỗ tay ủng hộ ý kiến này.

 

Cổ đông này cũng kỳ vọng rằng, Ban Chủ tọa hiện sở hữu tỷ lệ lớn quyền biểu quyết Sacombank sẽ làm việc một cách dân chủ.

 

Một cổ đông tổ chức đồng ý với việc sáp nhập nhưng phải tìm kiếm đối tác phù hợp. Southern Bank là ngân hàng có nợ xấu cao, lợi nhuận thấp, Sacombank cần phải cân nhắc.

 

Trả lời chung các thắc mắc của cổ đông, Tân Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng cho biết việc sáp nhập có nhiều thuận lợi và nhiều mặt không thuận lợi. Ông Dũng cho rằng, với mục tiêu trong vòng 5-10 năm tới, Sacombank cần mở rộng mạng lưới và nhận sáp nhập Southern Bank là một lựa chọn.

 

Tân Chủ tịch Sacombank cũng nhấn mạnh, HĐQT mới trình cổ đông thông qua chủ trương.Nếu được thông qua và được ủy quyền, HĐQT sẽ lên kế hoạch chi tiết, cụ thể, xem xét việc nhận sáp nhập có lợi hay không, có tốt hơn cho Sacombank hay không? Ngoài ra, các bước tiếp theo sẽ thực hiện trình tự đúng theo luật.

 

Trao đổi với Dân trí, nhiều cổ đông chưa thực sự thỏa mãn với câu trả lời này.

 

Ngoài việc nhận sáp nhập Southern Bank, một cổ đông từng đầu tư cổ phiếu Sacombank từ năm 1994 cho rằng, các quyết định quan trọng sẽ được các cổ đông lớn thông qua nhưng hi vọng HĐQT Sacombank giữ đúng lời hứa trả cổ tức tỷ lệ 14% năm 2013.

 

Phó Chủ tịch Sacombank Nguyễn Miên Tuấn lý giải, việc trả cổ tức năm 2011 được lên kế hoạch thực hiện trong năm 2012 nhưng không thực hiện được do Sacombank trích lập dự phòng theo yêu cầu của NHNN nên không đạt được lợi nhuận như kế hoạch. Vì vậy, việc này được lùi lại thực hiện vào năm 2013.

 

Hiện Sacombank đã tạm ứng 6% cổ tức và việc thực hiện trả phần cổ tức còn lại cho năm 2013 sẽ được thực hiện sau khi NHNN chấp thuận.

 

Ông Tuấn cũng nhấn mạnh, để bù đắp cho cổ đông, năm nay, Sacombank dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 16% là mức cao nhất từ trước tới nay .

 

Ông Tuấn cũng cho biết, việc thưởng cổ phiếu từ phát hành thêm và trả bằng 100 triệu cổ phiếu quỹ cũng như trả cổ tức 8% bằng cổ phiếu dự kiến sẽ thực hiện trong quý II và III.

 

Một nội dung khác có hơn 1% số phiếu phản đối, tương ứng đại diện cho hơn 10 triệu cổ phiếu có quyền biểu quyết là việc đề nghị giải tỏa 32 triệu cổ phiếu ưu đãi (ESOP) cho cán bộ cốt cán sớm 3 tháng.

 

Các nội dung còn lại được cổ đông thông qua với tỷ lệ hơn 99%.

 

Năm 2013, Sacombank đạt 2.838 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt 101% kế hoạch, tăng 116% so với năm 2012.

 

Về kế hoạch kinh doanh năm 2014, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2013, tùy tình hình kinh tế vĩ mô diễn biến thuận lợi hoặc bất lợi mà chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế có thể giao động cộng trừ 10%.

 

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt trên 10%, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu không quá 3%.

 

Vốn điều lệ mục tiêu tăng 8,5%, đạt 13.482 tỷ đồng. Để tăng vốn, Sacombank sẽ dùng 100 triệu cổ phiếu quỹ và phát hành thêm để thưởng cho cổ đông tỷ lệ 10%, chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 8%.
 
97% cổ đông Sacombank gật đầu nhận SouthernBank
Ông Kiều Hữu Dũng - Tân Chủ tịch Sacombank ngồi ghế chủ tọa, trong khi ông Phạm Hữu Phú không có mặt vì đã từ nhiệm
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* "MH370 rõ ràng đã rơi do hành động tự sát"

* Chi hơn 27 tỷ đồng thuê biệt thự nghỉ dưỡng suốt mùa hè

* Hoàng Anh Gia Lai - "Đại gia nông nghiệp!"

* Cổ phiếu Sacombank tăng điểm, thị trường giằng co

11h40": Tổng số phiếu có quyền biểu quyết đại diện cho 84,95% lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông thường niên năm 2014 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Thương Tín (Sacombank) đã kết thúc với tất cả các nội dung đều được thông qua với tỷ lệ đồng ý hơn 97%.

Trong đó, nội dung gây tranh cãi là việc thuận chủ trương nhận sáp nhập Southern Bank đã được thông qua với tỷ lệ đồng ý là 97,31%. Tỷ lệ phản đối là 2,61%, tương ứng đại diện cho hơn 25,5 triệu cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Một nội dung là việc đề nghị giải tỏa 32 triệu cổ phiếu ưu đãi (ESOP) cho cán bộ cốt cán sớm 3 tháng cũng có hơn 1% số phiếu phản đối, tương ứng đại diện cho hơn 10 triệu cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Các nội dung còn lại đều có tỷ lệ đồng ý trên 99%.

---------------------------------

10h25; Đại hội bước sang phần thảo luận. Tuy chưa được mời phát biểu, một nữ cổ đông Sacombank đứng dậy và chất vấn Ban Chủ tọa lý do nhận sáp nhập ngân hàng Phương Nam? Sau nhận sáp nhập, Sacombank sẽ đi về đâu? Sacombank đang lớn mạnh sao lại nhận sáp nhập Phương Nam?...

Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng trả lời việc sáp nhập mới dừng lại thông qua chủ trương, việc nhận sáp nhập có nhiều thuận lợi và nhiều mặt không thuận lợi. Ông Dũng cho rằng, với mục tiêu trong vòng 5-10 năm tới, Sacombank cần mở rộng mạng lưới và nhận sáp nhập và Phương Nam là một lựa chọn.

Việc sáp nhập phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, ông Dũng cho biết.

Một cổ đông khác cho biết, việc nhận sáp nhập Sacombank thì NHNN có lợi, Southern Bank có lợi, nhưng Sacombank không có nhiều lợi vì chỗ nào có Southern Bank thì đã có Sacombankk lớn mạnh rồi. Cổ đông này cũng cho rằng, Ban Chủ tọa hiện sở hữu tỷ lệ lớn quyền biểu quyết Sacombank nhưng vẫn hi vọng Ban Chủ tọa sẽ làm việc một cách dân chủ.

Theo cổ đông này, không sáp nhập thì tốt hơn vì Sacombank sẽ vững mạnh hơn vì Sacombank không phải kéo thêm 1 ngân hàng nhỏ. Cổ đông vỗ tay ủng hộ ý kiến này.

Một cổ đông cũng cho biết không đồng ý việc ủy quyền cho HĐQT sửa đổi điều lệ vì không biết việc sửa đổi này có ảnh hưởng tới quyền lợi của cổ đông không. Cổ đông yêu cầu việc sửa đổi phải được trình cổ đông trước.

Ngoài việc nhận sáp nhập Southern Bank, một cổ đông từng đầu tư cổ phiếu Sacombank từ năm 1994 cho rằng các quyết định quan trọng sẽ được các cổ đông lớn thông qua nhưng cổ đông kỳ vọng việc Sacombank giữ đúng lời hứa thưởng cổ phiếu tỷ lệ 14% năm 2013.

Phó Chủ tịch Nguyễn Miên Tuấn trả lời việc trả cổ tức năm 2013 không thực hiện được do Sacombank trích lập dự phòng theo yêu cầu của NHNN nên không đạt được lợi nhuận như kế hoạch. Năm nay, dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 16% là mức cao nhất từ trước tới nay .

Việc thưởng cổ phiếu từ phát hành thêm và chi trả bằng 100 triệu cổ phiếu quỹ cũng như trả cổ tức 8% bằng cổ phiếu dự kiến sẽ thực hiện trong quý II và III.

Phần giải thích của Chủ tịch Kiều Hữu Dũng chủ yếu nhắc tới việc trình cổ đông xin nhận sáp nhập Southern Bank mới chỉ dừng lại ở chủ trường để nghiên cứu và sẽ lên kế hoạch cụ thể. Nhiều cổ đông chưa thực sự thỏa mãn với câu trả lời này.

-----------------------------------------

Sáng nay (25/3), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB) tổ chức đại hội cổ đông với sự tham gia của cổ đông đại diện cho 77,57% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (tính trên việc loại trừ 100 triệu cổ phiếu quỹ).

Ban Chủ tọa đại hội bao gồm ông Kiều Hữu Dũng, Tân Chủ tịch HĐQT làm Chủ tọa; Các thành viên Ban Chủ tọa là các Phó Chủ tịch Trầm Bê, Phan Huy Khang, Nguyễn Miên Tuấn và Trưởng Ban kiểm soát Nguyễn Tấn Thành.

Ông Kiều Hữu Dũng vừa được HĐQT Sacombank bầu làm Chủ tịch trong phiên họp ngày hôm qua, thay cho ông Phạm Hữu Phú. Tài liệu họp cho biết, ông Phú từ nhiệm để nhận nhiệm vụ tại đơn vị khác. Trao đổi với Dân trí trước đó, ông Phú cho biết ông sẽ trở về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), nơi ông từng đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT. Tại Sacombank, ông Phú là đại diện phần vốn của cổ đông lớn Eximbank.

HĐQT Sacombank hiện gồm 9 người, trong đó có 2 thành viên HĐQT, đảm bảo theo yêu cầu của Luật các Tổ chức tín dụng. Vì vậy, HĐQT đề nghị giữ nguyên số lượng thành viên HĐQT.

Nội dung đáng chú ý nhất trong kỳ đại hội năm nay là việc HĐQT Sacombank đề nghị Đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) ủy quyền cho HĐQT triển khai nghiên cứu xây dựng đề án khả thi và thực hiện các thủ tục cần thiết để xin phép các cơ quan chức năng, cũng như quyết định các vấn đề liên quan đến việc nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank).

Sau khi Đề án sáp nhập được các cơ quan chức năng chấp thuận nguyên tắc, HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ xem xét, quyết định. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2014.

Năm 2013, Sacombank đạt 2838 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đạt 101% kế hoạch, tăng 116% so với năm 2012, trong đó lỗ 584 tỷ đồng từ vàng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2.96` tỷ đồng, tăng 116% so với 2012. Một nhiệm vụ quan trọng trong năm 2013 Sacombank chưa hoàn thành là tìm kiếm cổ đông chiến lược.

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2014, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2013, tùy tình hình kinh tế vĩ mô diễn biến thuận lợi hoặc bất lợi mà chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế có thể giao động cộng trừ 10%.;

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt trên 10%, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu không quá 3%; Tỷ lệ cổ tức 10-12%...

Vốn điều lệ tăng 8,5%, đạt 13.482 tỷ đồng. Để tăng vốn, Sacombank sẽ dùng 100 triệu cổ phiếu quỹ và phát hành thêm để thưởng cho cổ đông tỷ lệ 10%, chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 8%.

 HĐQT cũng sẽ trình cổ đông việc giải tỏa sớm 32 triệu cổ phiếu phát hành cho cán bộ cốt cán theo dạng cổ phiếu ưu đãi (ESOP) trước 3 tháng.

Tiếp tục cập nhật...

Lam Thanh

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm