Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực thích ứng để bước qua hạn, mặn

Trường Thịnh

(Dân trí) - Người dân Đồng bằng sông Cửu Long tìm giải pháp để sống chung với hạn, mặn như chủ động tích trữ nước sạch từ những đợt đầu mùa mưa, triển khai mô hình lúa - tôm.

Sự kiên cường, nhạy bén và dõi theo những đổi thay tất yếu của tự nhiên đã giúp người dân địa phương thích nghi với thực tế và ổn định cuộc sống.

Cuộc sống "thuận tự nhiên"

Sáu năm kể từ khi Nghị quyết 120 của Chính phủ - "Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu" - được thực hiện, "quả ngọt" đã dần hiệu hữu.

Trong nông nghiệp, tư duy thích ứng đó được thể hiện bằng 3 chuyển dịch gồm chuyển lịch thời vụ tránh hạn, mặn, sử dụng giống thích ứng hạn, mặn và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế hơn cây lúa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

ĐBSCL đã xuất hiện nhiều mô hình tốt như lúa - tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, mô hình nuôi tôm sạch dưới tán rừng ở Cà Mau, cây dừa thích ứng biến đổi khí hậu ở Bến Tre và các mô hình sinh kế thích ứng trên đất giồng ven biển ở Trà Vinh…

Không chỉ trong sản xuất, cuộc sống của người dân cũng có bước chuyển để sống chung với hạn, mặn. Những quan sát, dự báo trước mức độ hạn, mặn giúp người dân chủ động tích trữ nước sạch từ những đợt đầu mùa mưa.

Thay vì lối trữ nước mưa truyền thống trong các bình, lu, bể xi măng,... có dung tích nhỏ, không đảm bảo vệ sinh, người dân đã đầu tư các loại bồn nhựa từ 1-2 khối nước, đảm bảo đủ nước sạch trong 4-5 tháng mùa khô.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực thích ứng để bước qua hạn, mặn - 1

Người dân dùng bồn Plasman Tân Á Đại Thành để trữ nước, đảm bảo an toàn vệ sinh và lượng nước mưa trữ được lớn hơn (Ảnh: Tân Á Đại Thành).

Bồn nhựa Plasman Tân Á Đại Thành - giải pháp tích trữ nước vùng hạn, mặn

Xuất phát từ nhu cầu thị trường và thách thức của vùng thổ nhưỡng nhiễm phèn, mặn, Tập đoàn Tân Á Đại Thành - đơn vị đã có gần 30 năm sản xuất và cung cấp bộ giải pháp tổng thể về nguồn nước - đã nghiên cứu và phát triển thành công dòng sản phẩm siêu bồn Plasman.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực thích ứng để bước qua hạn, mặn - 2
Bồn Plasman Tân Á Đại Thành có nhiều ưu điểm nổi bật (Ảnh: Tân Á Đại Thành).

Theo đại diện nhãn hàng, bồn Plasman Tân Á Đại Thành được sản xuất 100% từ nguyên liệu nhựa nguyên sinh HDPE - loại nhựa đứng đầu bảng về độ bền, chống va đập, chống ăn mòn và quá trình oxy hóa.

Nhà sản xuất đã ứng dụng 2 công nghệ tiên tiến hiện nay là dây chuyền trộn, kết dính để tạo nên thân bồn với kết cấu 6 lớp nhựa và hệ thống tự động hóa thổi khuôn liền khối với kích thước siêu lớn. Vì thế, bồn Plasman Tân Á Đại Thành bền, chống xuyên sáng, không có nguy cơ rò rỉ nên an toàn để chứa nước sinh hoạt.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực thích ứng để bước qua hạn, mặn - 3

Bồn Plasman Tân Á Đại Thành là một trong những dòng bồn nhựa tiên phong có 6 lớp nhựa bền bỉ (Ảnh: Tân Á Đại Thành).

Độ bền của bồn Plasman Tân Á Đại Thành đã được kiểm định và chứng nhận từ năm 2019 khi xác lập kỷ lục rơi từ độ cao 26m không vỡ. Bồn Plasman được Tập đoàn Tân Á Đại Thành bảo hành 20 năm như một cam kết về độ bền và tuổi thọ của sản phẩm này.

Đồng bằng sông Cửu Long: Nỗ lực thích ứng để bước qua hạn, mặn - 4
Đại diện Tập đoàn Tân Á Đại Thành trao tặng siêu bồn Plasman tới bà con ĐBSCL (Ảnh: Tân Á Đại Thành).

Với những ưu điểm nổi trội trên, bồn Plasman đang dần phổ biến và được người dân, nhất là ở các vùng hải đảo, ven biển, các khu vực nhiễm phèn, nhiễm mặn ưu tiên lựa chọn.

Tập đoàn Tân Á Đại Thành cho biết với tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng, đơn vị cũng đã nhiều lần tổ chức các đợt trao tặng siêu bồn Plasman tới gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng hạn, mặn như Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh.