1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Dồn hết tiền mua đất, mẹ 2 con quay cuồng kiếm 15 triệu đồng tiêu Tết

Trót dồn hết tiền sạch tiền mua đất, chị Hoài đang lo Tết Nguyên đán 2021 sắp tới không biết lấy gì mà tiêu. Vì thế, bà mẹ 2 con này đã tính cách làm thêm và tiết kiệm tiền chi tiêu Tết.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 suốt cả năm, cộng với thiên tai lũ lụt mà tình hình kinh tế năm nay trở nên ảm đạm. Điều này đã tác động không nhỏ đến đời sống của người lao động và nhân viên công sở. Nhà chị Trần Thị Hoài, 40 tuổi ở Hà Trì, Hà Đông, Hà Nội cũng vậy.
 

Chị Hoài cho biết, do dịch Covid-19 nên công ty chị buộc phải cắt giảm nhân sự để đảm bảo sản xuất kinh doanh. Là người may mắn được giữ lại, nhưng lương của chị Hoài vẫn bị giảm 20%. Vì thế hàng tháng, thu nhập của chị Hoài chỉ còn 13 triệu đồng. Trong khi đó, lương của anh xã nhà làm tại một công ty xây dựng trung bình chỉ được khoảng gần 20 triệu đồng.

"Tổng lương tháng của vợ chồng mình khoảng 30-33 triệu đồng. Trong đó, tiền ăn học cho hai con, chi tiêu gia đình mỗi tháng hết tầm 18 triệu đồng. Tiền mình tiết kiệm được mỗi tháng khoảng 12-15 triệu đồng. Năm nay, dự kiến mình để ra được khoảng 180 triệu đồng", chị Hoài kể.

Dồn hết tiền mua đất, mẹ 2 con quay cuồng kiếm 15 triệu đồng tiêu Tết - 1

Vì dồn tiền mua đất, vợ chồng chị Hoài năm nay hơi bí tiền tiêu Tết

Vì thế, chị Hoài không hy vọng năm nay thưởng Tết được nhiều có khi còn bị cắt và thời gian nghỉ Tết sẽ kéo dài hơn năm ngoái.

"Dù chưa thấy thông tin gì về thưởng Tết nhưng với tình hình kinh doanh tệ như thế này thì năm nay tôi không dám nghĩ tới chuyện có thưởng. Đã thế, thời gian nghỉ Tết sẽ dài hơn hẳn năm ngoái, có khi đến nửa tháng liền vì xuất nhập khẩu đầu năm úi xùi. Tiền không có để tiêu Tết, lại còn nghỉ dài thì lấy gì mà tiêu?", chị lo ngại.

Đã thế, mấy năm qua tích lũy được 500 triệu đồng, vợ chồng chị Hoài vừa vay thêm ngân hàng 700 triệu đồng mua một mảnh đất trị giá 1,2 tỷ đồng. "Nhà mình lựa chọn gói vay vốn cố định lãi suất 12 tháng, lãi suất 7,9%/năm. Sau ưu đãi, lãi suất trung hạn dự tính 10%/năm. Thời gian vay 10 năm. Như vậy, tính ra mỗi tháng vợ chồng mình phải trả ngân hàng khoảng 10,5 triệu đồng", chị Hoài nhẩm tính.

Do mới mua đất nên kỳ hạn tháng 11 này là kỳ hạn đầu tiên vợ chồng chị Hoài phải trả ngân hàng. Mỗi tháng, nhà chị chỉ còn dư khoảng 4,5 triệu đồng. Vì thế, người mẹ 2 con này buộc phải lên kế hoạch làm thêm để "cày tiền tiêu Tết".

Chị ái ngại: "Tiền thưởng Tết năm nay không có hoặc chỉ có ít nên tính qua tính lại thấy không còn tiền tiêu Tết. Vì thế, mọi khoản biếu nội ngoại, mua sắm Tết năm nay nhà mình sẽ phải giảm bớt".

Ngoài lên kế hoạch giảm bớt các khoản chi tiêu Tết cho phù hợp, thời điểm này chị Hoài cũng nhận thêm việc "chăm page" bán thực phẩm sạch cho một công ty thực phẩm của người quen.

"Mình vừa nhận thêm việc chăm sóc hai trang bán thực phẩm quê, đồ sạch cho một công ty thực phẩm. Vì họ có nhiều mặt hàng bán Tết nên không có thời gian lo cho trang web bán hàng. Công việc hàng ngày là đăng bài trên trang, trả lời comment (bình luận) hay inbox (tin nhắn) của khách về sản phẩm và chốt đơn. Mỗi tháng họ trả mình 5 triệu đồng dù phải ngồi máy tính online từ 7h sáng đến 9h tối", chị Hoài nói.

Dồn hết tiền mua đất, mẹ 2 con quay cuồng kiếm 15 triệu đồng tiêu Tết - 2

Trong 3 tháng làm thêm chị kiếm được 15 triệu đồng và cắt bớt chi tiêu Tết

Như vậy, với 5 triệu đồng/tháng, làm thêm từ giờ đến Tết chị sẽ có 15 triệu đồng. Số tiền này cũng đủ cho vợ chồng chị chi tiêu mấy ngày Tết.

"Năm nay nhà mình về quê nội ăn Tết. Do không có nhiều tiền nên năm nay mình cắt giảm nhiều khoản, chỉ tiêu Tết trong tiền kiếm được khi làm thêm", chị Hoài cho hay.

Cụ thể, số tiền 15 triệu đồng chị Hoài dự định tiêu Tết như sau:

*Tiền biếu nội ngoại: 5 triệu đồng

Mọi năm tiền biếu nội ngoại nhiều hơn hẳn nhưng năm nay chị Hoài dự định biếu mỗi bên nội ngoại 2 triệu và dành 1 triệu để mua giỏ quà bánh kẹo về thắp hương bàn thờ hai bên gia đình.

*Tiền góp mua thức ăn cho nhà nội: 3 triệu đồng

Về quê ăn Tết, chị đưa bà nội thêm 3 triệu để góp vào việc mua sắm thức ăn mấy ngày Tết.

*Tiền đi lại ngày Tết: 1 triệu đồng

Dù đi lại ngày Tết chủ yếu bằng xe máy nhưng do nhà chị Hoài hay đi lễ chùa đầu xuân cùng mọi người trong gia đình nên tiền xăng xe, mua lễ đi chùa hết khoảng 1 triệu đồng.

*Tiền mừng tuổi: 1,5 triệu đồng

Với bố mẹ, người già trong họ gần, chị Hoài dự định mừng tuổi 100.000 đồng/người. Còn với trẻ nhỏ thì chỉ mừng 10.000 đồng/cháu gọi là lấy lộc.

*Tiền trả lương người giúp việc: 3 triệu đồng + thưởng Tết 1,5 triệu đồng

Vì ở trên Hà Nội, vợ chồng đều đi làm về muộn nên chị Hoài có thuê giúp việc theo ngày nên Tết đến chị Hoài cũng cố gắng trả lương và chút thưởng Tết.

Chia sẻ về kế hoạch cắt giảm chi tiêu Tết Nguyên đán 2021, chị Hoài thú nhận: "Mình vẫn băn khoăn việc cắt giảm khoản mừng tuổi vì cả năm mới về quê 2-3 lần. Nhưng thôi mình tự an ủi rằng nhà đang khó khăn, chai mặt tí cũng không sao. Bởi ra Tết, tiền học của con, tiền chi tiêu đủ thứ khác cũng rất tốn kém".

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm