Doanh thu thuần Ma San tăng kỷ lục trong quý I/2015

Kết thúc quý I/2015, doanh thu thuần của Ma San tăng 31,8%, đạt 3.584 tỷ đồng nhờ sự đóng góp của mỏ Núi Pháo cho cả Quý 1 và tốc độ tăng trưởng hai con số từ mảng kinh doanh hàng tiêu dùng.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Trung Quốc vượt Nhật trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ

* Cho ngân sách vay dự trữ ngoại hối: Dễ tạo thành tiền lệ

* Google bị gọi là “gã khờ” khi mua YouTube

* Vàng đã yên từ góc nhìn Thống đốc

* Công ty vàng nợ hàng trăm tỉ đồng tiền thuế

* Petrolimex tăng lãi 80% trong quý I

Công ty cổ phần Tập đoàn Ma San (Masan Group - mã chứng khoán MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2015 với doanh thu thuần tăng kỷ lục 31,8% so cùng kỳ, đạt 3.584 tỷ đồng. Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) tăng 117%, đạt 930 tỷ đồng và lợi nhuận thuần tăng 150,7%, đạt 57 tỷ đồng.

Theo giải thích của Masan Group, doanh thu này phản ánh sự đóng góp của mỏ Núi Pháo cho cả Quý I và tốc độ tăng trưởng hai con số từ mảng kinh doanh hàng tiêu dùng. Doanh thu từ Masan Nutri-Science chưa được phản ánh trong kết quả Quý 1 vì việc mua lại công ty được thực hiện vào cuối tháng 4 năm 2015.

Thương vụ mua lại và thành lập Masan Nutri-Science được đánh giá đã tạo nên một nền tảng hàng đầu phục vụ cho ngành thức ăn chăn nuôi có giá trị 6 tỷ USD của Việt Nam.

Cụ thể, Masan Group đã mua lại Công ty Sam Kim (Masan Nutri-Science), doanh nghiệp nắm giữ 52% cổ phần của Công ty cổ phần Việt – Pháp Sản xuất thức ăn gia súc (Proconco) và 70% cổ phần của Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco), đưa Tập đoàn lên vị thế công ty sản xuất thức ăn dành cho heo lớn nhất (không bao gồm trại gia công) và công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi nói chung lớn thứ hai ở Việt Nam. Masan Nutri-Science đang đang tự tin trên con đường thực hiện kế hoạch doanh thu 1 tỷ USD trong năm 2015.

Theo nhận định của Masan Group, ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi là một thành phần quan trọng của chuỗi giá trị đạm động vật. Mức tiêu thụ đạm của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh và đạt giá trị 18 tỷ USD vào năm 2020. Mức tiêu thụ bình quân đầu người dành cho các sản phẩm đạm mang giá trị gia tăng thấp hơn đáng kể so với các nước có điều kiện tương đồng.

Trong mảng kinh doanh hàng tiêu dùng cốt lõi, Ma San đang nhắm đến một thị trường có thể tiếp cận có giá trị 5 tỷ USD với hai trụ cột vững chắc là thực phẩm và đồ uống. Tại mảng thực phẩm, bên cạnh nước chấm, Ma San cũng mở rộng phân khúc sang hạt nêm. Danh mục thực phẩm tiện lợi trải rộng trong các phân khúc mì ăn liền cao cấp, trung cấp và bình dân, bên cạnh các sản phẩm bữa ăn đầy đủ và cháo.

Tại mảng đồ uống, Ma San ra mắt thành công thương hiệu tự phát triển cà phê “Wake-Up”. Bên cạnh đó, với việc nhận định thị trường bia Việt Nam là một cơ hội kinh doanh có giá trị 4 tỷ USD và đang tiếp tục tăng lên, Ma San đã mua lại một nhà máy sản xuất bia và tung ra nhãn hàng bia “Sư Tử Trắng” dưới nền tảng Masan Brewery. Nhãn hàng này đã có màn “chào sân” thí điểm thành công ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đang hoạt động ở mức công suất 100% (50 triệu lít mỗi năm).

P.V

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”