1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Doanh nhân tán gia, ly hương vì tín dụng đen

Không ít người đã tan cửa nát nhà, bỏ trốn, hầu tòa thậm chí bóc lịch trong tù vì chót cầm tiền của dân cho vay nóng.

Đường cùng mất nghiệp, mất nhà

 

Tìm đến công an hình sự Hà Nội sau nhiều ngày bị chủ nợ săn đuổi, dọa dẫm, chị Nguyễn Thu Huyền, chủ một shop kinh doanh hàng mỹ phẩm, dược phẩm xách tay gầy đi gần 10 ký chỉ sau ba tháng.

 

Để ôm một lô hàng trị giá 800 triệu đồng, chị Huyền phải huy động vốn trong một tuần, quá gấp gáp chị nhờ chồng vay nóng giúp 500 triệu. Nghĩ đơn giản khi giải phóng xong hàng sẽ thanh toán, nào ngờ hàng bị lưu kho quá lâu khiến chị không xoay xở được tiền mặt. Lãi mẹ đẻ lãi con, chị Huyền bị ép trả tới vài chục triệu một tháng cho số tiền vay 500 triệu.

 

Chịu hết nổi, chị Huyền đành tới công an kinh tế tố cáo những đối tượng cho vay nặng lãi. Nỗi lo tạm qua nhưng thỉnh thoảng vẫn nhắn tin dọa đòi số tiền lãi lên tới gần 200 triệu kèm những lời hăm dọa.
 
Doanh nhân tán gia, ly hương vì tín dụng đen

 

Đã chứng kiến nhiều cảnh bị tín dụng đen ép nợ, Luật sư Trương Quốc Hòe cho biết: "Hầu hết các doanh nghiệp vay nợ ngoài đều trong hoàn cảnh không tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Đặc biệt, các doanh nghiệp thường tìm đến tín dụng đen khi đối mặt với các vụ kiện tụng, nợ nần của đối tác, khách hàng hoặc người cho vay. Có doanh nghiệp vay mượn nhà cửa của người thân để thế chấp, khi quá hạn ngân hàng phát mãi ngôi nhà đó nên phải vay nóng để giữ nhà cho người thân. Từ đó, doanh nghiệp sẽ trở thành con nợ của dân tín dụng đen, hậu quả thường rất thảm hại bởi khi dân tín dụng đen sẽ không từ thủ đoạn, phương cách nào để thu hồi lại tiền gốc và lãi cắt cổ".

 

Luật sư Hòe dẫn chứng một phiên tòa ở quận Hai Bà Trưng,- Hà Nội, một gia đình kinh doanh dược phẩm đã phải bán ngôi nhà của mình đang ở với giá chỉ bằng một nửa cho chủ nợ, không ai khác chính là dân cho vay tiền nóng.

 

Luật sư cho biết: "Dân cho vay tiền nóng rất am hiểu luật pháp, giấy tờ cho vay luôn tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt, tiền cho vay sẽ được cắt lãi ngay từ đầu nên người vay không có bằng chứng về việc cho vay nặng lãi. Bên cạnh đó, do quá gâp gáp về vốn và các khoản nợ nên thường doanh nghiệp là người chủ động tìm đến tín dụng đen để vay. Khi không thể bắt nợ bằng các hình thức khuất tất như dùng xã hội đem hay khủng bố, đe dọa, người cho vay sẽ đưa con nợ ra tòa, vào tù là chuyện khó tránh khỏi".

 

Chị Nguyễn Thu Hương,một thân chủ của luật sư Hòe đã phải bỏ gia đình (Tân Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) ra đi mất tích khi số tiền vay tù 11 tỷ đã lên tới 29 tỷ chỉ trong vòng chưa đầy một năm theo cách tính của dân cho vay nặng lãi. Dù đã tìm tới luật sư nhưng chị Hương lo sợ phải đối mặt với án tù dành cho tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản công dân, dù chị biết rõ hơn ai hết, chị mới là người bị chiếm đoạt. Ngôi nhà trên phố Nguyễn Chính của chị giờ đã bị chủ nợ chiếm đoạt, chồng con phiêu bạt mỗi người một nơi.

 

Tha hương trốn nợ

 

Gương mặt lạnh lùng, nụ cười bất cần, ít ai biết người đàn ông tên Nguyễn Mạnh Cường, đội viên đội 6 của một trại giam trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vốn là một chủ doanh nghiệp có cơ ngơi bề thế ở tỉnh.

 

Anh Cường kể, "Năm 2005, tôi thành lập doanh nghiệp vận tải với vỏn vẹn 4 chiếc xe tải trọng nhỏ. Sau hai năm công việc kinh doanh phát triển, anh Cường mạnh dạn vay vốn và chuyển mô hình công ty thành công ty cổ phần với mấy người anh em họ hàng. Tới những năm 2009, công việc làm ăn bắt đầu khó khăn.

 

Anh Cường nói, "Sai lầm của tôi bắt đầu vào cuối năm 2011 khi ấy một công trình rất lớn. Thi công nửa năm trời nhưng đối tác chỉ trả nhỏ giọt một phần rất nhỏ. Ngân hàng tới hạn phải trả, nhân công cũng đã bị nợ lương vài tháng, tôi đã bán một ngôi nhà để trang trải xong cũng không hết.

 

Đang bí vốn, Cường tìm đến một đầu nậu cho vay nặng lãi. Không phải chờ lâu, anh Cường lập tức có đủ số tiền trả đối tác. Một, hai, rồi ba lần, cứ bí bách là anh Cường tìm đến vay nóng. Công việc làm ăn khó khăn chồng chất, tiền lãi ngày một tăng, anh Cường thường xuyên bị hối thúc trả nợ. Đôi lần, những người cho vay bắt nợ xe của anh với giá rẻ mạt. Tồi tệ hơn, dân tín dụng đen còn bắn tiếng không trả đủ và đúng hẹn tiền lãi sẽ bắt cóc con anh.

 

Anh Cường cũng kể về một người bạn Nguyễn Văn Đại, một người có doanh nghiệp ở Hà Nội cũng là "cơn nợ" tín dụng đen bị truy tìm đến mức phải bỏ trốn.

 

Bây gờ, anh Đại và vợ và con đã từ giã ngôi biệt thự đẹp đẽ đi ở thuê trong làng Cót, Cầu Giấy, Hà Nội.

 

Chị Nguyễn Thị Hoa không dấu giếm: "Doanh nghiệp của vợ chồng tôi kinh doanh mỹ phẩm. Để có tiền mở rộng kinh doanh theo yêu cầu của đối tác Hàn Quốc, anh Đại vay mượn họ hàng, anh em, thế chấp ngân hàng tất cả tài sản của gia đình, kể cả hai chiếc ô tô của bố và em trai. Việc kinh doanh không dễ dàng, xưởng sản xuất của anh bị đóng cửa do không đáp ứng được yêu cầu về quy mô, tiêu chuẩn của đối tác.

 

Ôm món nợ gần chục tỷ, anh Đại bị kiện ra tòa bởi một công ty làm ăn cùng ngành. Tránh rắc rối, anh Đại và vợ nhắm mắt vay tiền nóng của chủ hụi để trả. Đó cũng là khi gia đình anh chính thức bước vào con đường đen tối. Kinh doanh khó khăn, tiền kiếm ra hàng tháng không đủ trả lãi ngân hàng, lãi chợ đen và lương nhân viên.

 

Đường cùng, anh Đại quyết định làm thủ tục ly hôn, bỏ sang Hàn Quốc làm thuê. Khổ cho vợ con anh sống không yên ổn với dân cho vay tiền nóng, chị đã chuyển chỗ ở mấy lần mà vẫn bị mò ra và dọa dẫm, dù chị không phải con nợ.

 

Theo Hoàng Mai

VEF

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm