Doanh nghiệp dè dặt chuẩn bị hàng Tết

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội Siêu thị Thành phố Hà Nội cho biết, chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến Tết Âm lịch nhưng đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp chuẩn bị hàng Tết hết sức dè dặt. Thậm chí có đơn vị, mua đến đâu, bán đến đó. Có đơn vị giao lưu hàng đổi hàng để giải quyết hàng tồn kho.

Dịp Tết Âm lịch năm nay, người tiêu dùng sẽ chỉ mua những mặt hàng thiết yếu
Dịp Tết Âm lịch năm nay, người tiêu dùng sẽ chỉ mua những mặt hàng thiết yếu

 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Theo nhận định của ông Phú, sức cầu dịp Tết Âm lịch năm nay rất chậm, người tiêu dùng chỉ mua những mặt hàng thiết yếu. Mặt khác, năm nay được nghỉ Tết đến 9 ngày, người tiêu dùng sẽ có nhu cầu đi xa nhiều nên sức mua tại thành phố sẽ giảm. Đối với những lực lượng nghèo, có mức lương từ 3 đến 4 triệu đồng thì mức tiêu Tết năm nay sẽ khá khiêm tốn.

 

“Tôi dự đoán giá cả Tết năm nay không có biến động gì lớn. Từ Ông Công Ông Táo trở đi đến 28 Tết (âm lịch), những mặt hàng như thịt gà, thủy hải sản tươi sống, rau củ quả... có thể biến động mạnh hơn” – ông Phú nói.

 

Liên quan đến vai trò của chương trình bình ổn giá, ông Phú cho hay, Hà Nội và TP HCM có hai cách bình ổn khác nhau. TP HCM đã bỏ bình ổn giá theo lãi suất 0% và tạo kết nối cung cầu. Còn Hà Nội vẫn giữ bình ổn giá vài trăm tỷ mỗi năm. “Bình ổn giá cũng tốt thôi nhưng tỷ lệ áp đảo thị trường rất thấp, chỉ chiếm 5-8%. 70% lại tập trung ở siêu thị, tức là phục vụ bình ổn cho người giàu và các nhóm mặt hàng không đại diện cho xã hội, người tiêu dùng, với hàng trăm mặt hàng hàng ngày...” - ông Phú nhấn mạnh.

 

Theo Vân Du

DĐDN
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”