1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Điều gì diễn ra trong nhà ông Đặng Thành Tâm?

Hàng loạt các vụ thoái vốn ồ ạt của ông Đặng Thành Tâm và người thân khiến giới đầu tư đặt câu hỏi chuyện gì lại đang xảy đến với đại gia này khi ông đã đứng vững sau một giai đoạn đầy khó khăn và lo sợ.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Chuẩn bị xét xử nguyên Tổng giám đốc Chứng khoán Liên Việt
* Sẽ lắp camera giám sát cán bộ hải quan tiếp xúc với doanh nghiệp
* CPI tháng 9 tại Hà Nội tăng bất thường vì nhóm giáo dục
* Dược Hậu giang lỡ hẹn với "miền đất hứa" Myanmar
* Bình Dương: Sẽ là đô thị loại I trước năm 2020
* Vay tín chấp: DN chưa minh bạch nên NH dè dặt
* Lãi suất Trái phiếu Chính phủ sẽ tiếp tục giảm

Hao hụt sức mạnh

Ngày 18/9, sàn HOSE cho biết, bà Nguyễn Thị Kim Thanh - vợ Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) Đặng Thành Tâm đã bán xong 3 triệu cổ phần KBC từ ngày 27/08 đến 12/09/2014. Tỷ lệ sở hữu của bà Thanh giảm từ 2,63% xuống còn 1,86%.

Trước đó một tuần, ông Tâm, người từng giàu nhất trên TTCK Việt Nam năm 2007, đã bán thành công 41 triệu cổ phiếu để giảm lượng sở hữu xuống còn 60 triệu cổ phiếu KBC (15,46%) và chứng kiến tài sản quy từ cổ phiếu dễ kiểm đếm sụt giảm 30-40%.

Với hơn 60 triệu cổ phiếu KBC còn nắm giữ cùng với vài chục triệu cổ phiếu khác như ITA, SGT…, ông Đặng Thành Tâm chỉ có tài sản quy từ cổ phiếu ra tương đương khoảng hơn 1.000 tỷ đồng, tụt xa vị trí thứ 10 mà ông bấp bênh suốt cả trong năm vừa qua, và chỉ bằng khoảng 4% so với người giàu nhất trên TTCK - ông Phạm Nhật Vượng.

Hiện tại ông Tâm đứng khoảng vị trí thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất này.

Hiện tại ông Tâm đứng khoảng vị trí thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất này.

Anh trai ông Tâm là Đặng Quang Hạnh hôm 4/9 cũng đăng ký bán toàn bộ gần 170.000 cổ phiếu đang nắm giữ. Trước đó, hồi đầu năm, chị vợ đại gia chuyên BĐS công nghiệp này cũng đã bán hàng chục triệu cổ phiếu KBC trong để giảm tỷ lệ nắm giữ từ 15% xuống còn chưa tới 3,7%.

Quyết định bán cổ phiếu ồ ạt của đại gia đình ông Đặng Thành Tâm đối phần nắm giữ tại DN lĩnh vực cốt lõi của doanh nhân này có  gì khác với những tuyên bố rời bỏ dần các lĩnh ngoài ngành khác như ngân hàng, BĐS, viễn thông… để tập trung vào thế mạnh - BĐS công nghiệp mà KBC là đại diện.

Vị doanh nhân là đại biểu quốc hội này người đang thành công trong việc rũ bỏ đầu tư đa ngành và các tham vọng khác để đổi lấy tâm trạng thoải mái, bình an cũng như hạ bớt được gánh nặng nợ nần đeo đẳng trong nhiều năm qua khi mà lãi suất ngân hàng ở mức cao ngất trời, BĐS trầm lắng và DN gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Ông Tâm gần đây khá thành công trong việc gọi được nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn vào các khu công nghiệp của mình. KBC đã có lãi khá ấn tượng trở lại trong 3 quý gần đây sau khi tập trung vào hoạt động kinh doanh chính. Cổ phiếu KBC tăng vọt sau một thời gian ngắn nhờ tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh…

Sự hồi sinh của KBC khiến giới đầu tư không khỏi bất ngờ khi các thành viên gia đình ông Tâm lần lượt bán một lượng lớn cổ phiếu này.

Rút lui hay toan tính mới

Không tương đồng với những phát biểu khá tích cực gần đây, nhiều nhà đầu tư thấy thiếu vắng một sự trở lại mạnh mẽ và tự tin ở đại gia Đặng Thành Tâm khi mà các DN trụ cột của doanh nhân đã vượt qua được khó khăn và trở thành một trong các điểm nóng hấp dẫn trên TTCK.

Ông Tâm bán cổ phiếu đúng vào thời điểm KBC tăng giá ấn tượng tới 40% trong vòng 2 tuần, từ mức 11.000 đồng lên 15.400 đồng/cp.

Sự tụt lùi về vị thế trong bảng xếp hạng tỷ phú Việt tới thảm hại trong vài năm gần đây và nhất là sau cú bán tới non nửa số cổ phần của mình tại KBC vừa qua trái ngược với hình ảnh phất lên dữ dội của rất nhiều đại gia “nói không” với việc bán bớt cổ phần “con đẻ” của mình.

Trong 2 tuần qua, cổ phiếu KBC chứng kiến số lượng ngày và tỷ lệ giảm giá áp đảo với một phiên giảm sàn và 2 phiên giảm tới 4%. Khối ngoại cũng bán mạnh cổ phiếu KBC trong phiên giao dịch đón nhận thông tin chủ tịch Đặng Thành Tâm bán thành công cổ phiếu.

Cho tới thời điểm này, chưa có thông tin ông Tâm bán cổ phiếu cho ai do vậy chưa thể kết luận đại gia này thoái vốn hay chuyển dịch cổ phiếu cá nhân và người thân về các công ty thuộc sở hữu của mình hay các ty nắm quyền chi phối như khá nhiều đại gia Đặng Văn Thành, Trần Kim Thành-Trần Lệ Nguyên, Lê Phước Vũ… đã làm.

Trong thời gian ông Tâm bán ra, một cổ đông lớn của Phát triển Đô thị Kinh Bắc là Tư vấn và Đầu tư Kinh Bắc (KB Invest) đã mua vào một lượng cổ phiếu và giá trị tương đương.

Trước đó, KBC đã từng là cổ cổ đông sáng lập của KB Invest nhưng đã thoái toàn bộ vốn khỏi doanh nghiệp này. KB Invest là một công ty có vốn rất nhỏ vài chục tỷ đồng nhưng mua tới gần trăm triệu cổ phiếu KBC, tương đương gần 25% và là cổ đông lớn nhất tại đây. Một điểm đáng chú ý khác là KB Invest cũng có sự phối hợp rất chặt chẽ với KBC trong hoạt động của nhiều công ty con khác.

Có thể thấy, dù là rơi vào trường hợp nào: bán thoái vốn hay dịch chuyển cổ phiếu sang một nơi kín đáo hơn vì mục đích thuế hay sự kín đáo…, giới đầu tư tiếp tục nhận thấy sự đổi thay của đại gia Đặng Thành Tâm. 

Những sai lầm trong đầu tư đa ngành, đầu tư vào ngân hàng, viễn thông, BĐS… dường như là vết thương khiến con chim còn sợ cành cong. Không còn bộ dạng thất thểu, bệnh tật, ốm đau, râu tóc lởm chởm mà là diện mạo tươi mới nhưng ẩn trong đó có lẽ là một sự trầm tĩnh, toan tính của một con người thấu hiểu sau những trầy trật của cuộc sống.

Theo Mạnh Hà
Vietnamnet
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm