1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Diễn biến trái chiều trên 2 sàn

(Dân trí) - Trong khi VN-Index lội ngược dòng tăng nhẹ 2 điểm (0,48%) thì HNX-Index giảm nhẹ 1,25 điểm. KLGD hai sàn ở mức thấp. Khả năng 421 điểm là đáy của đợt sụt giảm này?

Diễn biến trái chiều trên 2 sàn - 1
VN-Index xuống gần 420 điểm

Diễn biến này tương tự như hai thị trường chứng khoán Châu Âu và Châu Mỹ hôm qua (26/08).

Trong khi thị trường Mỹ giảm 0,7% (Dow Jones mất mốc 10.000 điểm) do các NĐT lo lắng về số liệu GDP của Mỹ được công bố vào tối nay thì thị trường Châu Âu tăng từ 0,7% - 0,9% (FTSE 100 của Anh tăng 0,91%; CAC 40 của Đức tăng 0,72) nhờ thông tin tích cực về thất nghiệp của Mỹ và các công ty công bố kết quả kinh doanh tốt, tuy nhiên sự lên điểm có vẻ không bền do lượng giao dịch vẫn thấp.

Trên thị trường Châu Á sáng nay, các thị trường đang hồi phục mạnh mẽ. Đầu phiên giao dịch, Nikkei 225 của Nhật giảm gần về mốc 8800 điểm, tuy nhiên hiện tại (11h Việt Nam), chỉ số này giảm nhẹ 0,17% xuống 8.890 điểm.

Chỉ số khác của TTCK Nhật là Topix hiện đã tăng điểm trở lại. Các thị trường như Singapore, Thái Lan tăng nhẹ, thị trường Trung Quốc, Hồng Kông giảm điểm.

Tại thị trường Việt Nam, VN-Index đã có sự phục hồi đáng kể vào cuối phiên, khi chỉ số này tăng 2,07 điểm lên 429,14 điểm (mức tăng 0,48%) trong khi đầu phiên VN-Index giảm xuống 421,8 điểm và khi kết thúc đợt 2, VN-Index đã vượt mốc 430 điểm.

Số lượng mã tăng giá cuối phiên đã lên 92 mã với 18 mã tăng trần, trong khi đầu đợt 2, số mã tăng trần chỉ dưới 5 mã. Số mã giảm giá phiên này là 111 mã (21 mã giảm sàn).

KLGD tiếp tục giảm nhẹ so với phiên trước, đạt 34 triệu cổ phiếu, tương đương 891 điểm.

Việc phục hồi của VN-Index vào cuối ngày mở ra một cơ hội mới cho các NĐT khi nhiều người e ngại phiên giao dịch tăng điểm hôm qua của VN-Index chỉ là nhất thời sau 3 phiên giảm mạnh và khả năng VN-Index dò đáy sẽ tiếp diễn. Khá nhiều công ty chứng khoán khuyên các NĐT gia tăng tỷ lệ tiền mặt song cuối phiên hôm nay cho thấy, nguồn cung giá rẻ đã dần cạn kiệt và một số NĐT đã chấp nhận mua giá cao, tuy nhiên con số này không nhiều.

Trong nhóm bluechips, BVH, DIC cuối phiên tăng trần, trong đó 99% lượng giao dịch của BVH sáng nay là nhờ khối ngoại. Các bluechips khác tăng mạnh là DPM (tăng 900 đồng), các cổ phiếu ngân hàng đều tăng điểm như CTG (tăng 600 đồng), STB tăng 100 đồng, VCB tăng 700 đồng, EIB đứng giá.

Một số mã bị bán mạnh vào đầu ngày, cuối phiên phục hồi lên giá tham chiếu là FPT, SSI, REE, PVD.

Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai phiên này tăng trần lên 26.800 đồng và cuối phiên còn dư mua trần hơn 200.000 đơn vị; một số mã tăng trần cuối phiên là DQC, HTV, KDH, PXS, SPM, VNS…

Trong khi đó, các mã giảm sàn là KSS, VTB, PHT, PAC, IMP…

Có 2 cổ phiếu giao dịch trên 1 triệu đơn vị phiên này là REE và VSH, REE đứng giá tham chiếu còn VSH tăng nhẹ 200 đồng.

Tại sàn Hà Nội, HNX Index i trở về với xu hướng giảm điểm khi mất đi 1,25 điểm xuống 118,28 điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số mất 13,13 điểm, tương đương giảm 10% so với tuần trước.

Tại thời điểm đóng cửa, toàn thị trường có 194 mã giảm, 90 mã tăng và 44 mã đứng giá. Đa số cổ phiếu có vốn hóa lớn đều giảm nhẹ: PVX giảm 400 đồng, KLS, VCG giảm 100 đồng… ACB đứng giá.

Những mã tăng mạnh trong hôm nay là AAA, APG, LCS, HMH… Nhiều mã penny vẫn bị bán ra mạnh. Tổng cộng có 32 mã đóng cửa tại giá sàn.

AAA là mã tăng mạnh nhất trong tuần: tăng 32,7% từ 49.900 đồng lên 66.200 đồng (tính theo giá bình quân). Giảm mạnh nhất là DHT: giảm 30,3% xuống 65.600 đồng.

Thanh khoản hôm nay tiếp tục giảm mạnh: lượng giao dịch giảm từ 31,4 triệu xuống 26,2 triệu đơn vị; giá trị giao dịch giảm từ 682 tỷ xuống 560 tỷ đồng.

Các mã được giao dịch nhiều là PVX (3,4 triệu đơn vị), KLS (1,95 triệu), HBS (0,63 triệu), PVA, AAA (0,59 triệu)…

Phương Mai - Quốc Thắng