Dệt may Việt khó giảm lệ thuộc vào Trung Quốc

Hiệp hội Dệt may Việt Nam có công văn kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác Trung Quốc để nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Thông tin từ Bộ Công thương cho biết, để tránh việc phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, vừa qua Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có công văn kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác để nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

 

Như có thể nhập khẩu xơ từ Thị trường tiềm năng như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia; nhập khẩu sợi từ thị trường Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và nhập khẩu vải từ thị trường Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia...

 

Nhận định về động thái này, Ths Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới cho biết, đây là động thái hô hào nhau vì đi vào thực tế chỉ nên hiểu đây là bước chuẩn bị, đề phòng khi Trung Quốc có cấm vận.

 

"Nhưng khi cấm vận lĩnh vực này thì phải có cấm vận ở những lĩnh vực khác và theo như nhận định của tôi Trung Quốc sẽ không cấm vận vì trong buôn bán với Việt Nam, Trung Quốc lợi hơn nhiều. Trung Quốc đang muốn thải những sản phẩm máy móc thừa ế, cũ kỹ sang Việt Nam", Ths Bùi Ngọc Sơn nói.

 

Dệt may Việt khó giảm lệ thuộc vào Trung Quốc
Hiệp hội Dệt may Việt Nam có công văn kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành chủ động tìm các thị trường tiềm năng khác Trung Quốc để nhập khẩu nguyên phụ liệu. 

 

Cũng theo Ths Bùi Ngọc Sơn, trong kinh doanh, vấn đề đặt lên hàng đầu là vấn đề lợi nhuận nếu nhập ở các thị trường khác ngoài Trung Quốc mặc dù chất lượng tốt nhưng giá thành cao không thể nhập được.

 

"Trước mắt muốn thoát khỏi Trung Quốc phải chấp nhận chi phí tốn kém", Ths Bùi Ngọc Sơn nói. Ths Bùi Ngọc Sơn cho rằng, công việc chính là phải xây dựng được ngành công nghiệp phụ trợ trong nước sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may.

 

"Một đất nước đã phát triển 20 trong lĩnh vực này, xuất khẩu ở mức cao nhưng không xây dựng được ngành công nghiệp cho chính mình, dệt vải cũng không dệt được nhiều, làm các phụ kiện của ngành may cũng không sản xuất được", Ths Bùi Ngọc Sơn nói.

 

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến điều này, theo Ths Bùi Ngọc Sơn là do chính sách tỷ giá làm các nhà sản xuất không thể nào có lãi nên không thể sản xuất, nhập khẩu từ Việt Nam và chỉ nghĩ đến chuyện đi nhập khẩu từ nước khác cho rẻ.

 

Không thể thay thế

 

Trao đổi với đại diện một số doanh nghiệp dệt may lớn, hầu hết các ý kiến đều cho biết, nguyên phụ liệu cho sản xuất tại các doanh nghiệp hầu hết được nhập khẩu từ Trung Quốc.

 

Bên cạnh lý do hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, giá thành phù hợp thì nguyên nhân quan trọng khác do Trung Quốc là đối tác truyền thống của họ. Các sản phẩm thường được sản xuất theo đơn đặt hàng từ phía Trung Quốc, sử dụng nguyên phụ liệu được nhập từ Trung Quốc.

 

Cụ thể, theo ông Minh Trí - Phòng Xuất nhập khẩu Công ty may Tiền Tiến (Mỹ Tho, Tiền Giang) cho biết, tính riêng trong năm 2013 nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc chiếm đến 70-80% nguyên phụ liệu được nhập khẩu từ công ty. Sau đó, các sản phẩm được sản xuất, gia công hoàn tất sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc theo đơn đặt hàng trước đó.

 

Theo ông Minh Trí, nguyên nhân về giá cả, mẫu mã không phải là nguyên nhân chính khiến nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc có tỷ trọng cao như vậy do Trung Quốc là đối tác đã đặt sản phẩm của công ty.

 

Tương tự, nhân viên phòng xuất nhập khẩu Công ty dệt may Gia Định (Quận 1, TP HCM) cũng cho biết, hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất các sản phẩm của công ty đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, các thị trường khác như Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia... chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, hầu như không đáng kể.

 

Nguyên nhân được vị đại điện này giải thích là vì Trung Quốc là đối tác lâu năm và là đối tác chính của công ty nên hầu hết các sản phẩm nguyên phụ liệu được chính Trung Quốc chuyển về Việt Nam.

 

"Việc chủ động tìm kiếm những thị trường tiềm năng khác như Hàn Quốc, Thái Lan... để nhập những sản phẩm như xơ, sợi là rất khó vì muốn làm được như vậy phải có các đối tác từ các thị trường này", vị này nói.

 

Vừa qua, một làn sóng đầu tư từ Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may cũng xuất hiện, bằng chứng là có đến 90% số doanh nghiệp tham gia vào các dự án dệt, nhuộm được cấp phép và đang làm thủ tục xin phép địa phương đến từ Trung Quốc.

 

Nhìn nhận về vấn đề này, TS Phan Hữu Thắng - Nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhận định rằng nguyên nhân do Việt Nam đang trong tiến trình đàm phán nhiều vấn đề quan trọng trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và một trong những chương quan trọng trong TPP là về hàng hóa.

 

Khi Việt Nam tham gia TPP, cũng như các đối tác thành viên khác tham gia TPP thuế suất nhiều mặt hàng sẽ phải giảm dần đến mức 0%, và các doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam, nhất là từ các nước không tham gia TPP, sẽ được hưởng lợi từ những quy định này.

 

Có một nguyên nhân nữa là xu hướng mở rộng cửa đón đầu tư của Việt Nam hiện nay như việc dự thảo các Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư sửa đổi theo hướng “không ghi ngành nghề đăng kí kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh”, “các doanh nghiệp được phép thực hiện các việc mà luật pháp không cấm”, trong khi việc quản lý doanh nghiệp theo xu hướng “mở” này chưa thấy rõ.

 

Các nhà đầu tư loại này đã nhìn thấy cách “luồn – lách”, tận dụng các lợi thế của Việt Nam về thị trường, về nguồn lao động, về lỏng lẻo trong quản lý nhà nước tại địa bàn đầu tư… để đầu tư vào Việt Nam kiếm lời.

 

Theo Tâm An

Báo Đất Việt
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước