Hà Nội

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt "hồi sinh", lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc

(Dân trí) - Tại phố Hàng Mã những ngày này, các tiểu thương đã chuyển sang bày biện trống gỗ, đầu lân, đèn ông sao thuần Việt thay vì trưng bày tràn lan các sản phẩm mặt nạ nhựa, trống nhựa Trung Quốc như trước đây.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt "hồi sinh", lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc
Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 1

Khác với vài năm trước đây, thời điểm hiện tại, nếu dạo quanh phố bán đồ trung thu nổi tiếng của thủ đô là Hàng Mã, ta sẽ dễ dàng nhận ra: thay vì trưng bày tràn lan các sản phẩm mặt nạ nhựa, trống nhựa Trung Quốc, nay các chủ cơ sở kinh doanh đã chuyển sang những dãy hàng trống gỗ, đầu lân, đèn ông sao thuần Việt. Những mặt hàng trung thu truyền thống này đang thật sự "hồi sinh".

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 2

Một tiểu thương tại Hàng Mã chia sẻ: "Đồ chơi trung thu được chúng tôi nhập từ khoảng 2 tháng nay. Đầu lân, trống gỗ chủ yếu được nhập về từ làng nghề Ông Hảo (Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên)".

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 3

"Trong khi đó, đèn ông sao được nhập từ làng nghề làm đèn cổ truyền đất Nam Định là Báo Đáp (Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định)", chủ cơ sở này chia sẻ thêm.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 4

Khoảng 5 -7 năm trước đây, những sản phẩm của làng ông Hảo, làng nghề Báo Đáp ế chỏng chơ. Tiểu thương tại khu phố bán đồ trung thu sầm uất nhất thủ đô đều lắc đầu không dám nhập hàng vì chẳng ai mua. Thời điểm đó, người người, nhà nhà thích thú sắm sửa đồ chơi nhựa Trung Quốc vì mẫu mã đẹp, lạ, giá thành rẻ.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 5

Sau một thời gian dài bị "lãng quên", vài năm trở lại đây, trống làng Ông Hảo hay đèn ông sao Báo Đáp lại "sống dậy", có mặt từ Bắc vào Nam và cũng xuất hiện phổ biến tại Hàng Mã.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 6

So với trước đây, các sản phẩm truyền thống này được làm đẹp mắt hơn, mẫu mã đa dạng, giá thành cạnh tranh.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 7

Ngoài hình cá chép, con gà, con chim quen thuộc, các làng nghề cũng làm đèn hình mèo máy Doremon, mèo Kitty được thiếu nhi ưa chuộng.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 8

Dù còn gần 1 tháng nữa mới đến trung thu nhưng nhiều phụ huynh đã tìm đến Hàng Mã mua đồ chơi cho con.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 9

Chị Bích Liên (Đống Đa, Hà Nội) cho hay: "Đồ chơi truyền thống bây giờ đẹp lắm, bắt mắt, đa dạng. Tôi nghĩ con tôi sẽ thích ngay. Hơn nữa những món đồ này cũng gắn liền với truyền thống Việt Nam. Tôi muốn mua về và giải thích cho con hiểu về ý nghĩa của đồ chơi chứ không đơn giản là chơi xong rồi bỏ đi, quên lãng."

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 10

Những gian hàng vẽ mặt nạ truyền thống cũng xuất hiện nhiều trở lại tại Hàng Mã.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 11

Hiện nay, nhiều gia đình khuyến khích con mình tiếp cận với những món đồ truyền thống - made in Việt Nam. Đây cũng là điều kiện để thị trường đồ chơi trung thu thuần Việt hồi sinh và phát triển.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 12

Tại Hàng Mã hiện nay, đồ chơi Trung Quốc chỉ còn rải rác, số lượng khá ít ỏi so với đồ chơi truyền thống Việt.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 13

Những chiếc đầu lân là mặt hàng được bán rất chạy từ trước trung thu gần 1 tháng. Hiện nay, đầu lân có hàng chục loại khác nhau có giá từ 70.000 - 100.000 đồng, thậm chí lên đến hàng triệu đồng.

Đầu lân, trống gỗ thuần Việt hồi sinh, lấn át đồ chơi trung thu Trung Quốc - 14

 Nhiều mặt hàng truyền thống có thể hồi sinh là nhờ vào sự thay đổi nhận thức của người dùng và cũng phần không nhỏ từ sự chủ động thay đổi mẫu mã, học hỏi để cải tiến sản phẩm của những người làm nghề truyền thống. 

Toàn Vũ