Đâu là lợi thế giúp Trung Quốc vượt mặt Mỹ trong ngành công nghiệp đất hiếm
(Dân trí) - Trung Quốc hiện là một trong nước tiêu thụ và sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới. Với ba lợi thế lớn là trữ lượng khoáng sản dồi dào, công nghệ luyện và tách tiên tiến, chuỗi sản xuất hoàn chỉnh, Trung Quốc hiện là nước top đầu về ngành công nghiệp đất hiếm mà chưa có quốc gia nào có thể làm lung lay vị trí này.
Trong số hợp chất đất hiếm và kim loại được nhập khẩu của Mỹ, 80% đến từ Trung Quốc, ngoài ra Estonia, Pháp và Nhật cũng xuất khẩu các sản phẩm gia công từ đất hiếm sang Mỹ, tuy nhiên khoáng sản thô đều nhập từ Trung Quốc. Vì vậy một khi Trung Quốc dừng cung cấp thì các quốc gia khác cũng mất đi nguồn cung.
Nếu Trung Quốc bắt đầu hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ, các doanh nghiệp lớn định giá hàng nghìn tỷ đô la dựa vào nguồn cung đất hiểm của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Phạm vi sử dụng đất hiếm trong công nghiệp chế tạo rất lớn, vừa sử dụng trong các sản phẩm điện tử như sản xuất điện thoại, hay sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp như tuabin gió điện, xe điện, máy quét y tế, thậm chí ngay cả chế tạo các thiết bị quân sự như động cơ phản lực của máy bay, vệ tinh.. cũng không ít.
Từ năm ngoái trở đi Mỹ bắt đầu thực hiện chế tài áp thuế với các mặt hàng Trung Quốc, tuy nhiên đất hiếm trước nay vẫn chưa bị liệt vào trong danh sách tăng thuế, hơn nữa trong danh sách xem xét tăng thuế trị giá 300 tỷ đô khác, cũng không có cái tên mặt hàng đất hiếm. Đất hiếm dường như hết lần này đến lần khác bị Mỹ “ngó lơ”, điều này càng thể hiện Mỹ có sự kiêng nể với mặt hàng này.
Vậy ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc có nhưng ưu thế nào?
Thứ nhất, tài nguyên chiếm ưu thế. Theo các nhà phân tích của China Merchants Securities, tính đến năm 2018, trữ lượng đất hiếm toàn cầu là 120 triệu tấn, trong đó Trung Quốc nắm giữ 44 triệu tấn, chiếm 38%. Đồng thời, trong việc chế tạo đòi hỏi độ chính xác cao Trung Quốc cũng chiếm vị trí quan trọng và có ưu thế lớn. Vào cuối những năm 60 của thế ký trước, tại GanZhou Trung Quốc đã phát hiện ra mỏ đất hiếm hiếm thấy trên thế giới, mỏ quặng này có giá trị kinh tế cao , mức phóng xạ thấp.. chiếm 36% trong tổng trữ lượng 1,5 triệu tấn của Trung Quốc. Đây được đánh giá là một trong những mỏ có lượng khoáng sản phong phú nhất trên thế giới.
Thứ hai sở hữu kỹ thuật khai thác, luyện kim, tách tiên tiến. Cũng theo giới thiệu các nhà phân tích của China Merchants Securities, kỹ thuật của Trung Quốc gần như chiếm vị trí cao nhất trên thế giới. Năm 2018 sản lượng quặng đất hiếm trên thế giới khoảng 195 nghìn tấn, trong đó sản lượng của Trung Quốc khoảng 120 nghìn tấn chiếm 62%, sản lượng đất hiếm đã tách và luyện toàn cầu là 146 nghìn tấn, trong đó Trung Quốc chiếm 125 nghìn tấn, chiếm 86%.
Hơn nữa, chuỗi ứng dụng không ngừng mở rộng. Nhờ vào ưu thế nguồn tài nguyên và công nghệ luyện kim, ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc ngày càng phát triển. Lấy ví dụ về ứng dụng vào việc làm nguyên liệu của nam châm đất hiếm NdFeB, hiện nay sản lượng đất hiếm của Trung Quốc đã gần chạm mốc 90% tổng sản lượng của thế giới và sản lượng NdFeB cao cấp gần bằng 60% tổng sản lượng thế giới. Những năm gần đây Trung Quóc không ngừng đầu tư vào nghiên cứu khai thác, sản xuất đất hiếm, thành quả thu được càng ngày càng lớn, tình hình kiểm soát quyền sáng chế cũng dần thay đổi.
Về phía Mỹ hiện nay, chỉ có một mỏ quặng đất hiếm đang vận hành, mỗi năm chỉ khai thách khoảng 50 nghìn tấn, và sản phẩm thô đều phải mang đến Trung Quốc để gia công xử lý. Trên thực tế Mỹ chủ yếu tập trung vào khai thác hơn là toàn bộ chuỗi cung ứng, và điều đó đối với an ninh kinh tế và an ninh quốc gia có ảnh hưởng tiêu cực, bởi gần như các kỹ thuật ứng dụng trong quốc phòng đều sử dụng nguyên liệu đất hiếm để chế tạo.
Đối mặt với mối nguy từ phía Trung Quốc có thể dùng con át chủ bài này để đáp trả Mỹ, chính quyền Trump đã bắt đầu hành động để thoát khỏi sự rằng buộc với Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm kiếm những nguồn cung để thay thế. Trong tình hình này, Mỹ cần xây dựng một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, chỉ có điều trong thời gian ngắn Mỹ có thể tìm được nguồn cung thay thế hay không, hoặc khôi phục lại những ngành gia công đất hiếm trong nước để đáp ứng nhu cầu, thì vẫn còn là một ẩn số.
Nhìn chung, trong giai đoạn ngắn khi mà chuỗi sản xuất của Mỹ chưa được hoàn thiện, nếu áp dụng các biện pháp áp thuế để hạn chế nhập khẩu, với Mỹ sẽ có tác động không nhỏ với những ngành công nghiệp quân sự, quốc phòng.
Thanh Hải