Đại gia Nhật rút khỏi Dung Quất, đầu tư vào Formosa?

JFE rút lui khỏi dự án sản xuất thép ở khu kinh tế Dung Quất, JFE cân nhắc đầu tư vào Fomorsa Đài Loan ở Hà Tĩnh.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 
Theo hãng tin Nikkei, Tập đoàn thép hàng đầu Nhật Bản JFE Steel sau khi rút khỏi dự án thép Guang Lian tại Khu Kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi, giờ đây tập đoàn này đang cân nhắc khả năng đầu tư vào Formosa của Đài Loan (Trung Quốc) xây dựng tại miền Trung.

Quyết định rút khỏi dự án được chính thức đưa ra sau khi, Chính phủ có văn bản trả lời chính thức bác những đề xuất ưu đãi của Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản).

Theo tờ Nhật Báo này, JFE cân nhắc mức góp vốn vào nhà máy sản xuất do Formosa Plastic làm chủ đầu tư khoảng 10% số vốn trong dự án với mức đầu tư sẽ vượt 100 tỉ yen (khoảng 863 triệu đô la Mỹ).

Nếu được thực hiện, JFE sẽ là công ty Nhật Bản đầu tiên tham gia vận hành một cơ sở chế biến thép ở Đông Nam Á. Đây sẽ là cơ sở để JFE cung cấp sản phẩm cho thị trường Đông Nam Á vốn có nhu cầu thép sử dụng trong ngành chế tạo ô tô ngày càng lớn.

 
Đại gia Nhật rút khỏi Dung Quất, đầu tư vào Formosa?

Tập đoàn JFE (Nhật Bản) chính thức thông ngừng xem xét đầu tư vào Dự án Thép Guang Lian (Dung Quất)

Tập đoàn Formosa thành lập Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh có diện tích trên 3.300 héc ta, với số vốn cam kết khoảng 20 tỉ đô la Mỹ ở Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh nhiều năm nay.

Các hạng mục chính của dự án khu liên hợp gang thép Formosa gồm tổng cộng 6 lò cao luyện thép công suất 22,7 triệu tấn tấn/năm, một nhà máy nhiệt điện than 1.600 MW, cảng Sơn Dương có công suất bốc dỡ 30 triệu tấn/năm. Theo kế hoạch, Formosa đưa lò cao thứ nhất đi vào hoạt động vào thời gian giữa năm tới, và lò cao thứ hai vào tháng 6/2016.

Cùng với vốn đầu tư “khủng” nêu trên, dự án này được ưu đãi đầu tư rất lớn như được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (trong khi doanh nghiệp thép nội địa phải chịu thuế 22%) tính từ năm có thu nhập chịu thuế, sau đó được miễn thuế trong 4 năm và giảm tiếp 50% trong 9 năm tiếp theo.

Đặc biệt hơn nữa là mức ưu đãi đối với tiền thuê cho toàn bộ hơn 3.300 héc ta đất trong 70 năm, thời gian thuê ổn định và không bị thu hồi trong bất kỳ trường hợp nào. Đây là cơ sở ban đầu để nhà đầu tư láng giềng này mạnh tay đầu tư vốn lớn...

Trước đó, tham gia đầu năm 2012, Tập đoàn thép JFE đã quyết định góp vốn cùng Tập đoàn E-United nghiên cứu, tiếp tục triển khai dự án thép 4,5 tỉ USD tại Khu kinh tế Dung Quất. Sau hơn 2 năm đeo đuổi, năm 2013, Tập đoàn JFE đề nghị Quảng Ngãi trình Chính phủ ưu đãi như bổ sung 210 ha đất, mặt nước để nâng tổng diện tích dự án lên hơn 700 ha.

Ngoài ra, JFE còn yêu cầu tỉnh này đảm bảo đủ nước công nghiệp cung cấp 200.000 m3 mỗi ngày, kết nối mạng lưới điện quốc gia, hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ dự án...

Tuy nhiên,mới đây Chính phủ đã có văn bản không đồng ý ngân sách chi tiền đền bù diện tích đất, không chấp thuận chi phí nạo vét luồng lạch điều chỉnh quy hoạch tăng số lượng cảng biển...

Đồng thời, Chính phủ chỉ đồng ý giảm 10% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 15 năm chứ không miễn hoàn toàn loại thuế này cho suốt đời dự án.

Theo Thái An (tổng hợp)
Đất Việt
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”