Đại gia ngoại, kẻ đến sau "dọn xác" người chết trước

Rất nhiều đại gia bất động sản (BĐS) ngoại đang mắc kẹt trên thị trường Việt Nam. Mặc dù vậy, vốn ngoại vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam với hướng chính là thâu tóm các dự án đang 'chết dí'.

Những "vết đen" dự án ngoại

Suốt 2 năm qua, thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn kéo theo sự đi xuống của những dự án FDI trong lĩnh vực địa ốc đã từng làm mưa làm gió trên thị trường.

Khởi công từ năm 2007, dự án chung cư quốc tế Booyoung tại khu đô thị mới Mỗ Lao, Hà Đông đã phải xin điều chỉnh cơ cấu căn hộ. Dự án có tổng mức đầu tư 171 triệu USD và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2010. Thế nhưng, 6 năm trôi qua, dự án Booyoung Vina vẫn nằm im lìm, trở thành một bãi đất hoang rộng lớn.



Nhiều dự án ngoại đắp chiếu sau thời gian dài khởi công. (Ảnh:D.A).
Nhiều dự án ngoại đắp chiếu sau thời gian dài khởi công. (Ảnh:D.A).

Một dự án vốn ngoại khác, khu đô thị Tây hồ Tây có tổng vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, 100% vốn của Hàn Quốc đã được cấp phép hơn 7 năm nay nhưng vẫn chưa xây dựng. Chủ đầu tư là Công ty TNHH phát triển T.H.T đã đầu tư trên 94 triệu USD để giải phóng mặt bằng nhưng vẫn chưa được nhận mặt bằng sạch để khởi công dự án.

Chính phủ đã có văn bản yêu cầu UBND TP Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư của dự án khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ và khẩn trương giải phóng mặt bằng để dự án sớm được triển khai theo đúng cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc. Khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây được động thổ từ tháng 11/2012 nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Ở một phía khác, Công ty An Khánh (liên doanh giữa Posco E&C của Hàn Quốc và Vinaconex) chủ đầu tư dự án Splendora liên tục gặp rắc rối. Sáng nay 9/9, TAND huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đưa ra xét xử vụ tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư Dự án Splendora liên quan đến việc chủ đầu tư dự án bị hơn 20 khách hàng khởi kiện do không bàn giao thông báo hoàn thiện phần nhà xây thô.

Theo nội dung khởi kiện của các khách hàng thì chủ dự án Bắc An Khánh - Splendora không bàn giao thông báo hoàn thiện nhà xây thô theo hợp đồng nhưng vẫn tiếp tục hoàn thiện dự án, yêu cầu khách hàng nộp tiền và tính lãi trả chậm. Trước đó, hàng trăm “thượng đế” của dự án này đã lũ lượt treo băng rôn tới gặp chủ đầu tư để đòi quyền lợi.

Sau một thời gian bị đình trệ, Với sự trở lại của Tập đoàn Limitless (Ả rập Xê Út), Dự án Hạ Long Star, vốn đầu tư 550 triệu USD, sắp có cơ hội khởi động trở lại. Do gặp khó khăn về tài chính nên Dự án triển khai chậm hơn so với dự kiến. Được biết, tháng 5/2013 vừa rồi, Limitless đã ký kết hợp đồng liên doanh với đối tác Việt Nam là Sovico Holdings để cùng triển khai dự án này.

Nhiều dự án ngoại đắp chiếu sau thời gian dài khởi công. (Ảnh:D.A).
Nhiều dự án ngoại đắp chiếu sau thời gian dài khởi công. (Ảnh:D.A).

Tương tự, siêu dự án ParkCity (Hà Đông) cũng đã rục rịch triển khai sau khi gặp sự cố và có đối tác mới là một công ty ngoại từ Malaysia.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Nhập siêu quá “khủng” từ… Trung Quốc, vì sao?

Dubai siêu giàu nhờ đâu?

Tình trạng triển khai dở dang hoặc chưa biết bao giờ mới khởi công diễn ra phổ biến ở các dự án ngoại như Khu Đô thị Đại học Quốc tế và Trung tâm Tài chính Quốc tế (TPHCM) của Tập đoàn Berjaya với tổng vốn đăng ký của 2 dự án lên đến 4,5 tỷ USD.

Từ đầu năm đến nay, có khá nhiều DN nước ngoài tại Việt Nam thoái vốn trong lĩnh vực BĐS. Trước hết, việc thoái vốn của các DN nước ngoài trong lĩnh vực BĐS là do mấy năm nay thị trường BĐS Việt Nam không còn là thị trường thu được nhiều lợi nhuận. Kinh tế khó khăn, cộng với việc thị trường BĐS lao dốc khiến cho các nhà đầu tư ngoại cũng phải “chùn bước”.

Nhiều chuyên gia nhận định, việc các nhà đầu tư nước ngoài rút lui khỏi thị trường vì tài chính của họ gặp khó khăn chỉ là một nguyên nhân. Bởi thực chất hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực BĐS đều có tầm vóc và thương hiệu lớn. Nguyên nhân chính ở đây là việc các nhà đầu tư nước ngoài thiếu niềm tin vào thị trường. Ngoài ra, sự thay đổi về chính sách đầu tư cũng là cản trở đáng kể.

Thời thâu tóm

Mặc dù vậy, BĐS Việt Nam vẫn được giới đầu tư nước ngoài đánh giá là còn nhiều tiềm năng. Bằng chứng là theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), lĩnh vực kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng 3 trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong 11 tháng qua với 20 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 884 triệu USD.

Đầu năm 2013, Quỹ đầu tư EXS Capital từ Nhật Bản công bố đầu tư 37 triệu USD vào công ty BĐS Sơn Kim Land.

Nhiều dự án ngoại đắp chiếu sau thời gian dài khởi công. (Ảnh:D.A).
Nhiều dự án ngoại đắp chiếu sau thời gian dài khởi công. (Ảnh:D.A).

Tiếp đó, thị trường BĐS Việt Nam đã chứng kiến một số giao dịch đáng nể như: Lotte Hotels & Resorts (Hàn Quốc) mua Khách sạn Legend Hotel Saigon trị giá hơn 62 triệu USD; Mapletree (Singapore) mua lại Cao ốc văn phòng Centre Point với hơn 52 triệu USD hay Tập đoàn CJ (Hàn Quốc) ký biên bản ghi nhớ mua Cao ốc văn phòng Gemadept với giá trị khoảng 45 triệu USD.

Mới đây, Tập đoàn Tokyu đầu tư 1,2 tỷ USD xây dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương tại Bình Dương; quỹ đầu tư EXS Capital từ Nhật Bản đã đầu tư 37 triệu USD vào công ty BĐS Sơn Kim Land... Hay Tập đoàn ALMA của Israel lại gây bất ngờ khi công bố sẽ đầu tư hơn 300 triệu USD xây dựng khu nghỉ dưỡng Bãi Rồng tại Bắc bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa.

Ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng, có nhiều tín hiệu để niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào thị trường BĐS đang dần gia tăng. Lạm phát, tăng trưởng kinh tế ổn định và từ từ phát triển đi lên, FDI tăng, tỉ lệ lãi suất giảm một thời gian khá dài và Đồng Việt Nam vẫn khá ổn định trong những năm vừa qua là một trong những lý do chính.

Bên cạnh đó, những cơ hội từ các thị trường cạnh tranh ở khu vực Đông Nam Á như Myanmar và Indonesia đang ít dần cũng khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng.

Theo D.Anh
VEF
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước