Đại gia bị bắt, những cú sốc ngàn tỷ chấn động

Cả ngàn tỷ đồng bốc hơi trong một thời gian ngắn và không biết đến bao giờ mới lấy lại được; nhiều đại gia, nhà đầu tư lớn chết lặng người khi túi tiền bốc hơi vì các sếp lớn của DN bị bắt.

Giá xuống đáy

Tính tới hết ngày 30/6, cổ phiếu KSS của Công ty Cổ phần Khoáng sản Na Rì Hamico đã giảm liền tục 17 phiên sàn liên tiếp, từ mức 3.200 đồng xuống còn 1.300 đồng/cp. Như vậy, cổ phiếu này đã giảm tổng cộng 60% trong khoảng 3 tuần và đã giảm tổng cộng 76% trong nửa đầu năm 2015.

KSS giảm sàn liên tục, bắt đầu từ ngày 8/6, sau khi tin liên quan tới việc bắt bớ tại KSS được công bố. Cơ quan an ninh điều tra khám xét nơi ở và bắt giữ để phục vụ công tác điều tra đối với Chủ tịch kiêm TGĐ cùng Kế toán trưởng công ty.

Thông tin ông Nguyễn Văn Dĩnh, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ của DN này bị bắt giữ và hành động bán chui (không công bố thông tin) toàn bộ số cổ phiếu KSS mà ông này nắm giữ, khi đó trị giá khoảng 6,2 tỷ đồng, được cho là nguyên nhân chính khiến cổ phiếu này bốc hơi 2/3 giá trị trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Niêm yết vào đầu năm 2010, sau hơn 5 năm bám trụ trên TTCK, không ít nhà đầu tư đã gắn bó với cổ phiếu ngành khoáng sản nhiều tiềm năng, giao dịch sôi động và cũng có khá nhiều “sóng” lên xuống này. Nhưng giờ đây, sau thông tin nhiều nhân sự chủ chốt bị bắt giam, khởi tố, cổ phiếu KSS đang nằm ở đáy và là nỗi đau của nhiều NĐT.

Nhiều mã cổ phiếu
liên tục mất giá khiến cả ngàn tỷ đồng bốc hơi trong một thời gian ngắn

Nhiều mã cổ phiếu liên tục mất giá khiến cả ngàn tỷ đồng bốc hơi trong một thời gian ngắn

Trong khoảng thời gian này, cổ phiếu JVC của CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật cũng giảm sàn liên tục hàng chục phiên khiến cả ngàn tỷ đồng bốc hơi trong thời gian chưa tới một tháng gây chấn đống DN có vốn lớn của Nhật Bản ở Việt Nam này.

Tính tới hết 1/7, cổ phiếu JVC đã có 3 tuần giảm giá liên tục, từ mức giá 21.200 đồng trước khi doanh nghiệp đối mặt với tin đồn (ngày 9/6), lao dốc gần như có điểm dừng xuống còn 7.600 đồng/cp. Điều đó đồng nghĩa với việc hầu hết các cổ đông, nhất là các NĐT nhỏ lẻ đã không thể thoát ra được.

Với mức vốn hóa ban đầu trước đó 3 tuần gần 2,4 ngàn tỷ đồng, mức giảm 64% đã khiến các cổ đông của DN này mất khoảng 1,53 ngàn tỷ đồng - một kỷ lục hiếm có trên TTCK tập trung của Việt Nam.

Cổ phiếu JVC bắt đầu rơi vào vòng xoáy giảm giá kinh hoàng sau khi có những tin đồn tiêu cực về DN và sau đó là thông tin ông Lê Văn Hướng bị miễn nhiệm chức danh chủ tịch, chức danh giám đốc và sau đó là thông tin đã bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra làm rõ một số sai phạm cá nhân.

Cũng giống như trường hợp KSS, tại JVC, người trong cuộc - vợ ông Lê Văn Hướng đã bán 1,8 triệu cổ phiếu JVC hồi giữa tháng 6 mà không đăng ký giao dịch trước theo quy định. Lý do được đưa ra là do bị call margin, giải chấp nhưng do đi công tác xa không kịp báo cáo.

Cú sốc và trắng tay

Ngày 2/7, sau khi tiếp tục giảm sàn xuống còn 7.100 đồng/cp, cổ phiếu JVC đã quay đầu tăng trần trở lại lên mức 8.100 đồng/cp với dư mua trần khá lớn. Cú đảo chiều khá muộn màng này diền ra trong bối cảnh TTCK đang sôi động chờ đón những tác động tích cực từ quyết định nới room cho các NĐT nước ngoài từ mức 49% lên tới 100% cho các ngành nghề không có điều kiện, áp dụng từ 1/9.

Nhiều đại gia,
nhà đầu tư lớn chết lặng người khi túi tiền bốc hơi vì các sếp lớn của DN bị bắt.

Nhiều đại gia, nhà đầu tư lớn chết lặng người khi túi tiền bốc hơi vì các sếp lớn của DN bị bắt.

Cổ phiếu KSS của Khoáng sản Na Rì Hamico cũng đã tăng chấm dứt chuỗi giảm sàn từ ngày 1/7 và quy đầu tăng trần trở lại.

Cùng với sự sôi động của TTCK nói chung, cả 2 cổ phiếu này cùng một số cổ phiếu giảm sàn khác trước đó đang quay đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, với mức giảm quá lớn trước đó và DN bị liệt vào danh sách đen về công bố thông tin, không biết bao giờ các cổ đông lớn nhỏ của các DN này mới có thể kéo lại được giá trị khối tài sản của mình.

Gần đây, hiện tượng nhiều DN chậm chạm trong việc công bố thông tin kịp thời với các cổ phiếu lao dốc hoặc tăng bất thường diễn ra khá phổ biến. Trong không ít các trường hợp, các cổ đông lớn, các ông chủ nắm quyền lãnh đạo DN đã nhanh chóng mua vào hoặc bán ra để giảm thiệt hại hoặc trục lợi gây xôn xao dư luận.

Lịch sử thị trường chứng khoán đã không ít lần chứng kiến những cú sốc ngàn tỷ khi liên quan tới những đại gia lớn bị bắt. Mới đây nhất là việc ông Hà Văn Thắm bị bắt đã khiến cổ phiếu của OGC trên sàn lao dốc và bán tháo. Tính ra riêng cổ phiếu này đã mất hơn 300 tỷ. Nếu tính đến các cổ phiếu thuộc tập đoàn này thì con số chắc chắn là không hề nhỏ.

Không chỉ thế, nhiều lúc chỉ là tin đồn cũng khiến cho thị trường chao đảo. Đó là trường hợp tin đồn thất thiệt liên quan đến ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch BIDV và cả những đồn đoán về ông Đăng Văn Thành – chủ tịch Sacombank cũng khiến không ít cổ phiếu và toàn thị trường bị bốc hơi tiền tỷ.

Sự cố lớn nhất chính là việc Bầu Kiên bị bắt vào 2012, chỉ sau ba ngày đại gia ngày bị bắt, một cơn địa chấn đã cuốn bay giá trị vốn hóa của chứng khoán Việt Nam hơn 5 tỷ USD.

Những cú sốc đó đã để lại dấu ấn đau đớn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Những qua đó nó cũng cho thấy những lổ hổng lớn trong quản trị gây rủi ro cho nhà đầu tư và thị trường. Cũng như sự mong manh dễ tổn thương trên chứng khoán.

 Theo H. Tú
Vietnamnet


Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”