1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Đại chiến giá dầu thế giới lần 2 sắp bùng phát

Những ngày đầu năm mới Âm lịch theo truyền thống của các nước Châu Á đang không phải là những ngày đem lại những tin tức tốt lành cho nền kinh tế thế giới trong năm 2015. Nguy cơ về một cuộc đại chiến giá dầu lần thứ hai có thể khiến kinh tế thế giới chìm trong khủng hoảng đang ở ngay trước mắt.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên 
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Mỹ và Nga đang hồi phục và trở lại cuộc đọ sức với OPEC mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Người ta đang nói rằng, chiến tranh thế giới thứ hai ác liệt hơn lần thứ nhất bao nhiêu, thì đại chiến giá dầu lần thứ hai so với lần thứ nhất cũng sẽ như vậy.
 
Các nhà phân tích và nghiên cứu kinh tế hẳn sẽ còn nhắc đến rất lâu về khoảng thời gian ngắn ngủi từ tháng 11.2014 đến tháng 3.2015, chỉ trong vòng 4 tháng ngắn ngủi, đã có tới hai cuộc đại chiến giá dầu diễn ra trên quy mô toàn cầu, quy tụ tất cả các quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới để cạnh tranh miếng bánh thị phần trên toàn cầu, khi mà kinh tế thế giới và nhu cầu sử dụng dầu đang khá ảm đạm trong khi năng suất và sản lượng khai thác của các quốc gia xuất khẩu dầu đang ngày càng tăng.
 
Đại chiến giá dầu lần thứ nhất kết thúc với phần thua thiệt thuộc về phía người Mỹ, nhưng cũng đủ khiến kinh tế thế giới lao đao khi đẩy EU vào nguy cơ giảm phát còn Nga thì đối mặt với khủng hoảng, cả thế giới chìm trong nạn giảm phát. Và lần thứ hai này được dự báo sẽ còn ác liệt hơn rất nhiều.
 
Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng giá dầu sẽ ổn định trở lại sau khi cuộc chiến giá dầu thứ nhất kết thúc cách đây vài tuần và sẽ duy trì ổn định trong một thời gian dài. Họ đã nhầm. Mỹ và Nga đang chứng tỏ khả năng hồi phục nhanh hơn dự đoán rất nhiều. Các tập đoàn dầu lửa Mỹ đã thay đổi chiến lược, họ tập trung khoan và khai thác các giếng dầu phiến có trữ lượng cao, cho phép kéo dài thời gian khai thác với năng suất cao lên tới ít nhất là 3 năm thay vì chỉ 1 năm như trước, điều đó giúp cải thiện giá dầu đá phiến rất nhiều. 
 
Chính vì thế, dù số lượng giàn khoan của Mỹ đang giảm đi đáng kể, nhưng sản lượng khai thác dầu đá phiến thì lại đang tăng lên và thậm chí còn lớn hơn sản lượng cao nhất trong thời kỳ bùng nổ của ngành công nghiệp này. Theo ước tính, đến tháng 4.2015 sản lượng ngành dầu của Mỹ sẽ chạm mốc kỷ lục 10 triệu thùng/ngày. Người Mỹ đang trở lại cuộc chiến giá dầu một cách mạnh mẽ và hung hăng nhất.
 
Nga dĩ nhiên cũng không chịu thua kém. Trong suốt thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở nước này trong vài tháng qua, sản lượng dầu khai thác của xứ sở bạch dương vẫn không hề suy giảm dù là một thùng. Chiến lược của tổng thống Vladimir Putin là rất rõ ràng, dù bất cứ chuyện gì xảy ra, nước Nga vẫn phải giữ vững vị trí trên thị trường dầu thế giới. 
 
Và giờ đây, khi kinh tế Nga đã ổn định, cho phép các chuyên gia dự đoán rằng sản lượng dầu của Nga sẽ còn gia tăng hơn gấp nhiều lần để tiếp tục phân thắng thua với OPEC. Việc không hề giảm sản lượng trong suốt cuộc đại chiến giá dầu thứ nhất đang cho phép người Nga theo sát OPEC trong các bước đi mới nhất trên thị trường dầu.
 
Trong động thái mới nhất, Nga đã chính thức tham gia vào cuộc đua cạnh tranh thị phần ở Châu Á, nơi các nước OPEC như Arab Saudi, Iraq và Kuwait đang tranh thủ thời cơ để chiếm lĩnh thị phần ở thị trường giàu tiềm năng bậc nhất thế giới này. OPEC đã tranh thủ tận dụng khoảng thời gian ngành dầu Mỹ hồi phục để nhanh tay tiếp cận thị trường Châu Á với những đợt khuyến mại giảm giá đầy sức hấp dẫn, và Nga dĩ nhiên là không bỏ qua điều này. 
 
Trong hai tháng đầu năm 2015, lượng dầu xuất khẩu từ Nga sang các thị trường Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Lượng dầu xuất khẩu từ Nga sang Châu Á đang có xu hướng tăng trong những năm qua, trong khi của một số nước OPEC như Arab Saudi lại đang có dấu hiệu giảm. Nga đã xuất khẩu 41 triệu tấn dầu sang Châu Á trong năm 2013, con số này đã tăng lên 51 triệu tấn trong năm 2013. 
 
Trong khi đó Arab Saudi đã xuất khẩu 146 triệu tấn trong năm 2013, giảm xuống chỉ còn 142 triệu tấn trong năm 2014. Sự cạnh tranh quyết liệt từ phía Nga đang khiến các nước OPEC ngày càng gặp phải những rắc rối lớn, khi Nga cũng sẵn sàng những chương trình giảm giá dầu một cách không thua kém.
 
Các chuyên gia nhận định, về lâu dài Nga mới là nước có ưu thế nhất đối với thị trường tiêu thụ dầu Châu Á. Đường ống dẫn dầu ESPO đang được Nga xây dựng xuyên Siberi đến miền Đông nước này để sẵn sàng cung cấp dầu cho các thị trường Đông Bắc Á giàu tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. 
 
Lưu lượng vận chuyển của đường ống này trung bình đạt 2 triệu tấn/tháng và ngày càng tăng lên, Trung Quốc cũng đang tính toán sử dụng dầu từ đường ống này nhiều hơn để giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Đông được vận chuyển qua eo biển Malacca. Tập đoàn dầu khí Trung Quốc cũng đã ký hợp đồng dài hạn với Rosneft để cung cấp 15 triệu tấn dầu trong năm 2013 và một hợp đồng dài hạn cung cấp 325 triệu tấn dầu trong vòng 25 năm.
 
Sự cạnh tranh quyết liệt của Nga đang khiến OPEC gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm thị phần ở Châu Á, nơi được dự báo sẽ là thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới trong năm 2015 với mức tiêu thụ 31,2 triệu thùng/ngày, so với mức tiêu thụ tại thị trường Châu Mỹ là 31,1 triệu thùng/ngày. Trong khi đó ngành dầu Mỹ cũng đang trở lại ấn tượng hơn bao
giờ hết với sản lượng cao vọt và giá thành hạ. 
 
Tất cả có vẻ như đã chín muồi cho một cuộc đại chiến giá dầu thứ hai, được dự đoán sẽ căng thẳng và quyết liệt hơn rất nhiều.
 
Thế giới đã chìm trong giảm phát khi giá dầu sụt giảm nghiêm trọng trong lần đại chiến giá dầu thứ nhất cách đây ít ngày, và khi mà đại chiến thứ hai nổ ra, điều khủng khiếp gì có thể đợi thế giới ở trước mắt?
 
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới/Bloomberg
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm