Vì sao giá dầu chưa tăng trở lại?

Một câu hỏi mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kinh tế thế giới được giới phân tích đặt ra, nhưng đã bị nhấn chìm bởi tình hình căng thẳng ở Châu Âu, là tại sao giá dầu vẫn chưa hồi phục trở lại.

Vì sao giá dầu chưa tăng trở lại?
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Cả thế giới đang đổ dồn sự chú ý của mình về Châu Âu, nơi cuộc đàm phán về khả năng chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine và về việc liệu Hy Lạp có rời khỏi EU hay không, nhưng có một số thì lại không.
 
Thậm chí, những nước này đang tận dụng sự chú tâm của cả thế giới vào tình hình Châu Âu để âm thầm thực hiện các bước đi của mình như một chiến lược của một âm mưu được đã được triển khai từ lâu và giờ đã tới lúc thu được thành quả. Đó là những con cá mập của OPEC trên thị trường dầu, và khi mà cả thế giới hướng về Châu Âu thì những con cá mập trong biển dầu này đang hướng về Châu Á.
 
Một câu hỏi mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với kinh tế thế giới được giới phân tích đặt ra, nhưng đã bị nhấn chìm bởi tình hình căng thẳng ở Châu Âu, là tại sao giá dầu vẫn chưa hồi phục trở lại. Dù mạch sụt giảm liên tục trong thời gian qua đã chấm dứt và giá dầu đã ổn định ở mức 50 USD/thùng trong một thời gian không phải là ngắn, nhưng nó vẫn chưa cho thấy dấu hiệu sẽ tăng trở lại như những nhận định của các gương mặt cỡ bự trên thị trường dầu như tổng thư ký OPEC El Badri. 
 
Cuộc chiến giá dầu vốn là nguyên nhân tác động chủ yếu đến giá dầu sụt giảm đã kết thúc, với việc các công ty dầu đá phiến Mỹ giảm sản lượng khai thác và thậm chí là đóng cửa hàng loạt. Vậy tại sao giá dầu vẫn chưa thể phục hồi?
 
Những ngày cuối cùng của tháng 1 và những ngày đầu tiên của tháng 2.2015 đang cho thế giới thấy câu trả lời. Trong khi cả thế giới hướng sự chú ý của mình về tình hình Châu Âu, thì những con cá mập của OPEC đang âm thầm tiến đến mục tiêu tiếp theo của nó sau khi cuộc chiến giá dầu kết thúc. Arab Saudi và sau đó là Iraq đang lặng lẽ tiến về Châu Á, thị trường nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, với ý đồ rõ rệt là nắm gọn thị trường này trong tay bằng một cuộc chiến thị phần. 
 
Theo báo cáo, giá dầu mà Iraq chào bán cho các đối tác Châu Á đang thấp hơn giá thị trường tới 4,1 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 8.2003, trước đó Arab Saudi cũng tung ra lời chào hàng bằng cách giảm 3 USD/thùng cho các đối tác đến từ phương Đông.
 
Lượng dầu khai thác của những quốc gia này vì thế cũng đang tăng lên, trong tháng 1.2015 sản lượng khai thác của Iraq đã tăng từ 3,7 triệu thùng/ngày lên 3,9 triệu thùng/ngày, vượt qua mức kỷ lục 3,8 triệu thùng mà nước này thiết lập từ những năm 1980. Arab Saudi và Iraq – hai thành viên chủ chốt nhất của OPEC – vì thế đang tiến đến tận dụng sự suy trầm của giá dầu bằng việc tiến tới thâu tóm thị trường tiềm năng nhất thế giới là Châu Á như bước đi tiếp theo sau khi khai mào cuộc chiến giá dầu với Nga và Mỹ. 
 
Đánh bại Mỹ trên thị trường dầu với những con cá mập tham ăn như Arab Saudi và Iraq là chưa đủ, mà những con cá mập này còn muốn thâu tóm và nắm chắc trong tay những thị trường béo bở nhất, đảm bảo chắc chắn cho đầu ra của những giếng dầu Trung Đông.
 
Vì thế, không có gì khó hiểu khi giá dầu thế giới vẫn đang dao động ở mức 50 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia về sự hồi phục giá dầu. Khi mà OPEC đang chấp nhận chơi sát ván bằng cách giảm giá tối đa cho các khách hàng của mình để thâu tóm thị trường thì cơ hội để giá dầu hồi phục gần như là rất thấp, giá dầu không thể vượt ngưỡng trên 50 USD/thùng khi mà ở Châu Á những con cá mập mang tên Arab Saudi hay Iraq đang bán dầu với giá chỉ trên 45 USD/thùng một chút. 
 
Vẫn còn là may khi giá dầu thế giới không vì thế mà giảm xuống trong những ngày qua, khi trớ trêu là sự thiệt hại của các doanh nghiệp dầu đá phiến Mỹ giờ đây lại đang là cái neo
giúp giá dầu thế giới không bị hành động chiếm đoạt thị phần một cách ích kỷ của OPEC ảnh hưởng khiến nó tụt xuống mức thấp hơn.
 
Một số chuyên gia đang nói đùa rằng sự đau khổ của người Mỹ đang cứu rỗi cả thế giới, khi mà ngành công nghiệp dầu lửa của nước này đang bị suy thoái nghiêm trọng, công nhân bị sa thải và thất nghiệp đầy đường, còn các tập đoàn dầu lửa lớn nhất của Mỹ như Chevron và Royal Dutch Shell tuyên bố cắt giảm chi tiêu tới 40 tỉ USD trong năm nay. 
 
Theo ước tính, đầu tư trên toàn bộ ngành dầu lửa trong năm nay sẽ giảm tới 100 tỉ USD do các tác động xấu từ giá dầu trên thị trường thế giới. Nhưng cũng nhờ thế mà giá dầu thế giới đã không bị giảm xuống thấp hơn từ chiến lược cạnh tranh không lấy gì làm đẹp lắm từ phía OPEC.
 
Giới phân tích cũng đánh giá, chiến lược thâu tóm thị trường của những con cá mập như Arab Saudi hay Iraq cũng đang gây ra tác động xấu tới nền kinh tế thế giới. Giá dầu tiếp tục thấp một cách cố ý như Saudi hay Iraq đang thao túng như hiện nay sẽ khiến khả năng hồi phục kinh tế thế giới chậm hẳn, theo ước tính nếu giá dầu không thể vượt qua mức 50 USD/thùng thì chỉ số tăng trưởng lạm phát của các nền kinh tế trung bình sẽ giảm 1,5%. 
 
Việc giá dầu thấp cũng đang được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra làn sóng giảm phát đang lan tràn trên thế giới vào thời điểm hiện tại. Việc tích cực giảm giá dầu để mời chào các đối tác Châu Á của OPEC cũng không có nhiều ý nghĩa tích cực với nền kinh tế của các nước này, khi mà hầu hết các nước chỉ tận dụng việc giá dầu thấp để mua tích trữ hơn là để mở rộng sản xuất, điển hình như Trung Quốc.
 
 
Theo Nhàn Đàm
Một Thế giới/Bloomberg
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”