Cư dân chung cư tiền tỷ mướt mồ hôi leo thang bộ
Bất ngờ bị cắt điện vì chủ đầu tư nợ tiền điện, hàng trăm hộ dân tại tòa nhà CT5 - Khu đô thị Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội) phải di tản đi ngủ nhờ hoặc mướt mồ hôi chạy bộ thì thang máy dừng hoạt động.
Anh Hoàn, một cư dân sống tại toàn nhà CT5 cho biết, từ 3h chiều ngày 31/1, điện lưới phục vụ tòa nhà đã bị dừng cung cấp, trong khi máy phát điện dự phòng thì chưa được bàn giao cho tòa, nên hệ thống thang máy cũng dừng hoạt động luôn.
Do bị bất ngờ cắt điện mà không có bất cứ thông báo nào từ điện lực hay ban quản lý tòa nhà, nên các hộ dân đành tự liên hệ với điện lực Hà Đông. Được biết, do chủ đầu tư của tòa nhà là công ty Sông Đà Thăng Long hiện vẫn đang nợ trên 1 tỷ đồng tiền điện, nên điện lực đành phải cắt điện tòa nhà.
Anh Điệp, chủ hộ 1203 bức xúc nói: “Việc chủ đầu tư nợ tiền điện dẫn đến hàng trăm hộ dân bị cắt điện là rất vô lý. Tối qua vợ tôi mang bầu nên không thể leo thang bộ lên tầng 12 được, đành phải di tản sang nhà bố mẹ để ngủ nhờ”.
Cũng theo phản ánh của các hộ dân, tuy mới chuyển về ở được gần 2 tháng, nhưng tình trạng mất điện cũng thi thoảng xảy ra, mỗi lần mất điện là hệ thống thang máy lại ngừng hoạt động.
Trong khi đó, máy phát điện dự phòng để cung cấp điện cho hệ thống thang máy thì hiện đang nằm trong tay công tay Hà Châu – đơn vị thi công tòa nhà CT5.
“Lẽ ra khi bàn giao nhà thì hệ thống máy phát điện dự phòng cũng phải được bàn giao, nhưng theo thông tin chúng tôi có được thì do chủ đầu tư thứ cấp của tòa nhà là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Ba Đình 1 và Hà Châu có mâu thuẫn gì đó, nên công ty vẫn chưa bàn giao lại. Người dân không được giữ chìa khóa của hệ thống phát điện dự phòng này nên khi gặp sự cố mất điện thì đành phải chạy bộ lên phòng”, anh Hòa nói.
Cũng theo anh Hoàn, do mất điện bất ngờ và quá lâu, nên tối ngày 31/1 vừa qua, hàng nghìn cư dân tại gần 300 căn hộ tại tòa nhà bị mắc kẹt dưới sảnh tầng 1.
“Thanh niên trẻ khỏe hoặc những hộ gia đình ở tầng thấp thì còn có thể đi bộ lên phòng. Chứ người già, trẻ em và những nhà tầng cao thì chịu. Nhiều gia đình phải di tản đi ngủ nhờ ở nhà người thân, rất bất tiện”, anh Điệp chia sẻ.
Anh Nghị, phòng 2104 cũng bức xúc: “Tối qua do mất điện nên nhiều người 11h đêm còn phải ra quán bia hoặc quán cafe để nhờ nguồn điện sạc điện thoại. Còn tôi thì phải chạy bộ 21 tầng để gửi một cái email”.
Theo thông tin của các hộ dân, việc mất điện chiều 31/1 là do chủ đầu tư là công ty Sông Đà Thăng Long chưa trả hết tiền điện thi công, lên đến hơn 1 tỷ đồng.
“Chúng tôi đề nghị chủ đầu tư sớm trả các khoản nợ và hoàn thành các hạng mục như hệ thống phòng cháy chữa cháy để các hộ dân có đủ điều kiện để ký trực tiếp với điện lực Hà Đông, mà không cần phải thông qua các đơn vị trung gian nữa”, anh Hoàn đề xuất.
Cũng theo anh Hoàn, mặc dù đã bàn giao nhà được 2 tháng, nhưng hiện hệ thống phòng cháy chữa cháy vẫn chưa có, nên nếu xảy ra hỏa hoạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Ngoài ra, cửa xả rác cũng chưa mở, nên ngày nào người dân cũng phải đem xuống tầng 1 để đổ. Nhà sinh hoạt cộng động, hệ thống điện thắp sáng ở các sảnh,… cũng đều chưa có.
Bác Vân, đại diện ban quản lý tòa nhà cũng bức xúc: “Khi nhận quản lý tòa nhà này lẽ ra về nguyên tắc là phải đã hoàn thiện hết các hạng mục. Nhưng thực tế mọi thứ vẫn còn ngổn ngang, nhiều hạng mục chưa hoàn thiện.
Sự cố mất điện tối 31/1, chúng tôi cũng đã cố gắng liên hệ với các bên để hỗ trợ người dân, nhưng cũng rất khó. Đến tận 7h tối 31/1, chúng tôi mới liên hệ được với công ty Hà Châu để bật hệ thống máy phát điện dự phòng cho thang máy hoạt động, nhưng đến khoảng 12h thì máy phát hết dầu và ngừng hoạt động”.
Do bị bất ngờ cắt điện mà không có bất cứ thông báo nào từ điện lực hay ban quản lý tòa nhà, nên các hộ dân đành tự liên hệ với điện lực Hà Đông. Được biết, do chủ đầu tư của tòa nhà là công ty Sông Đà Thăng Long hiện vẫn đang nợ trên 1 tỷ đồng tiền điện, nên điện lực đành phải cắt điện tòa nhà.
Cả tòa nhà ngập trong bóng tối |
Cũng theo phản ánh của các hộ dân, tuy mới chuyển về ở được gần 2 tháng, nhưng tình trạng mất điện cũng thi thoảng xảy ra, mỗi lần mất điện là hệ thống thang máy lại ngừng hoạt động.
Trong khi đó, máy phát điện dự phòng để cung cấp điện cho hệ thống thang máy thì hiện đang nằm trong tay công tay Hà Châu – đơn vị thi công tòa nhà CT5.
“Lẽ ra khi bàn giao nhà thì hệ thống máy phát điện dự phòng cũng phải được bàn giao, nhưng theo thông tin chúng tôi có được thì do chủ đầu tư thứ cấp của tòa nhà là Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Ba Đình 1 và Hà Châu có mâu thuẫn gì đó, nên công ty vẫn chưa bàn giao lại. Người dân không được giữ chìa khóa của hệ thống phát điện dự phòng này nên khi gặp sự cố mất điện thì đành phải chạy bộ lên phòng”, anh Hòa nói.
Cũng theo anh Hoàn, do mất điện bất ngờ và quá lâu, nên tối ngày 31/1 vừa qua, hàng nghìn cư dân tại gần 300 căn hộ tại tòa nhà bị mắc kẹt dưới sảnh tầng 1.
“Thanh niên trẻ khỏe hoặc những hộ gia đình ở tầng thấp thì còn có thể đi bộ lên phòng. Chứ người già, trẻ em và những nhà tầng cao thì chịu. Nhiều gia đình phải di tản đi ngủ nhờ ở nhà người thân, rất bất tiện”, anh Điệp chia sẻ.
Hàng nghìn người dân mắc kẹt dưới sân |
Theo thông tin của các hộ dân, việc mất điện chiều 31/1 là do chủ đầu tư là công ty Sông Đà Thăng Long chưa trả hết tiền điện thi công, lên đến hơn 1 tỷ đồng.
“Chúng tôi đề nghị chủ đầu tư sớm trả các khoản nợ và hoàn thành các hạng mục như hệ thống phòng cháy chữa cháy để các hộ dân có đủ điều kiện để ký trực tiếp với điện lực Hà Đông, mà không cần phải thông qua các đơn vị trung gian nữa”, anh Hoàn đề xuất.
Cũng theo anh Hoàn, mặc dù đã bàn giao nhà được 2 tháng, nhưng hiện hệ thống phòng cháy chữa cháy vẫn chưa có, nên nếu xảy ra hỏa hoạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Ngoài ra, cửa xả rác cũng chưa mở, nên ngày nào người dân cũng phải đem xuống tầng 1 để đổ. Nhà sinh hoạt cộng động, hệ thống điện thắp sáng ở các sảnh,… cũng đều chưa có.
Bác Vân, đại diện ban quản lý tòa nhà cũng bức xúc: “Khi nhận quản lý tòa nhà này lẽ ra về nguyên tắc là phải đã hoàn thiện hết các hạng mục. Nhưng thực tế mọi thứ vẫn còn ngổn ngang, nhiều hạng mục chưa hoàn thiện.
Sự cố mất điện tối 31/1, chúng tôi cũng đã cố gắng liên hệ với các bên để hỗ trợ người dân, nhưng cũng rất khó. Đến tận 7h tối 31/1, chúng tôi mới liên hệ được với công ty Hà Châu để bật hệ thống máy phát điện dự phòng cho thang máy hoạt động, nhưng đến khoảng 12h thì máy phát hết dầu và ngừng hoạt động”.
Đại diện chủ đầu tư, bà Đặng Thị Mùi, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Ba Đình 1 cho biết, sự cố mất điện ngày 31/1 là do Công ty Sông Đà Thăng Long hiện đang nợ tiền bên điện lực.
“Ngay sau khi xảy ra sự cố chúng tôi đã làm việc với bên Sông Đà Thăng Long, họ nói sẽ trả các khoản nợ này để đảm bảo có điện cho người dân, đồng thời họ cam kết trong vòng 2 tháng nữa sẽ hoàn thành các thủ tục cần thiết để hộ dân có thể ký trực tiếp với điện lực. Còn bên điện lực, họ cũng hứa sẽ không cắt điện trong dịp Tết và sau Tết với các hộ dân”, bà Mùi khẳng định.
Đến 10h30 sáng 1/2, hệ thống điện của tòa nhà CT5 đã hoạt động trở lại, nhưng nỗi lo cắt điện thì vẫn khiến nhiều người dân “ăn ngủ không yên”.
“Họ hứa thế nhưng không biết thế nào. Đảm bảo điện cho dịp Tết thì là đã là chỉ đạo chung của Sở Công thương rồi. Nhưng sau Tết thì sao? Liệu 2 tháng nữa, người dân có thể ký trực tiếp với điện lực hay không?”, anh Nghị lo lắng nói.
“Ngay sau khi xảy ra sự cố chúng tôi đã làm việc với bên Sông Đà Thăng Long, họ nói sẽ trả các khoản nợ này để đảm bảo có điện cho người dân, đồng thời họ cam kết trong vòng 2 tháng nữa sẽ hoàn thành các thủ tục cần thiết để hộ dân có thể ký trực tiếp với điện lực. Còn bên điện lực, họ cũng hứa sẽ không cắt điện trong dịp Tết và sau Tết với các hộ dân”, bà Mùi khẳng định.
Đến 10h30 sáng 1/2, hệ thống điện của tòa nhà CT5 đã hoạt động trở lại, nhưng nỗi lo cắt điện thì vẫn khiến nhiều người dân “ăn ngủ không yên”.
“Họ hứa thế nhưng không biết thế nào. Đảm bảo điện cho dịp Tết thì là đã là chỉ đạo chung của Sở Công thương rồi. Nhưng sau Tết thì sao? Liệu 2 tháng nữa, người dân có thể ký trực tiếp với điện lực hay không?”, anh Nghị lo lắng nói.
Theo Châu Anh
VTC