1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

TPHCM:

Công ty Uber khẳng định hoạt động đúng luật

(Dân trí) - Theo đại diện pháp lý công ty Uber B.V Hà Lan tại khu vực châu Á, công ty này hoạt động tại Việt Nam không cần đăng ký kinh doanh. Riêng nghĩa vụ thuế, công ty này tuân theo pháp luật Hà Lan.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Quỹ ngoại “dội bom” thị trường, bùng nổ dòng tiền hơn 3.000 tỷ đồng

* Cuộc tấn công của đồng đôla Mỹ: Kennedy bị các chủ ngân hàng ám sát?

* Tập đoàn Hàn Quốc sẽ đổ 5 tỷ USD vào Nhà máy đóng tàu Ba Son?

* Doanh nghiệp không niêm yết thẳng sau cổ phần hóa

* “Đất vàng” - bánh ngon khó gặm

* Nhập lậu cả lợn thương phẩm từ Trung Quốc!

Chiều 19/3, Ông Lê Hoàng Minh – Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM đã chủ trì buổi làm việc giữa  các sở - ngành thành phố với đại diện công ty Uber B.V Hà Lan và công ty Uber Việt Nam liên quan đến hoạt động sử dụng phần mềm ứng dụng Uber vào hoạt động vận tải hành khách tại TPHCM thời gian qua.

Như vậy, sau hơn nữa năm dịch vụ phần mềm ứng dụng Uber tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách thì đại diện của đơn vị này mới có buổi làm việc với cơ quan quản lý lĩnh vực giao thông vận tải TPHCM.

Uber B.V Hà Lan cho rằng  hoạt  động đúng luật

Tại buổi làm việc, ông William Kelly – Giám đốc pháp lý khu vực châu Á (văn phòng tại Singapore) của Uber B.V Hà Lan cho biết, công ty mẹ - Uber B.V tại Hà Lan - là đơn vị cung cấp dịch vụ nền tảng công nghệ là phần mềm Uber và trực tiếp ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp có giấy phép vận tải tại Việt Nam.

Công ty Uber khẳng định hoạt động đúng luật
Ông William Kelly cho rằng Uber B.V Hà Lan hoạt động đúng luật – không phải đăng ký kinh doanh tại Việt Nam

Ông William Kelly nhấn mạnh rằng Uber B.V đăng ký kinh doanh tại đất nước Hà Lan và hoạt động tại Việt Nam theo sự điều chỉnh của các điều khoản cam kết của Việt Nam khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO là cho phép các công ty nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt NAM. Theo đó, cho phép cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin xuyên biên giới. Chính vì vây, công ty Uber cung phần mềm ứng dụng Uber vào lĩnh vực giao thông vận tải không phải đăng ký kinh doanh.

Riêng về nghĩa vụ thuế, theo đại diện công ty Uber B.V Hà Lan, các doanh nghiệp vận tải tại Việt Nam được hưởng 80% lợi nhuận có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế với chính phủ Việt Nam. Còn công ty cung cấp dịch vụ phầm mềm (tức Uber B.V Hà Lan – hưởng 20%) đăng ký kinh doanh tại Hà Lan nên chỉ tuân theo pháp luật Hà Lan.

Ông Đặng Thanh Sơn – đại diện theo ủy quyền của công ty Uber Việt Nam cho biết thêm, công ty Uber hoạt động theo giấy phép của UBND TPHCM cấp từ ngày 30/8/2014. Theo giấy phép thì công ty này hoạt động 2 mảng là dịch vụ tư vấn quản lý và dịch vụ nghiên cứu thị trường. Uber Việt Nam không liên quan gì đến việc ký kết hợp đồng vận tải của Uber B.V với các đơn vị vận tải tại Việt Nam và cũng không có chức năng kiểm tra các đơn vị vận tải trước khi ký kết hợp đồng với Uber B.V Hà Lan. Hiện doanh nghiệp tập trung gầy dựng bộ máy, tuyển nhân sự.

Nhấn mạnh điểm này, ông William Kelly cho biết đối với ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh vận tải thì công ty này thuê tư vấn pháp luật tại Việt Nam.

Liên quan đến hoạt động của công ty Uber Việt Nam, đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư và Cục thuế đặt vấn đề tại sao hoạt động đã hơn nửa năm mà Uber Việt Nam không báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh với cơ quan chức năng theo quy định và cũng không đóng thuế môn bài. Các đơn vị này cũng không có cách nào liên lạc, không có địa chỉ để giao dịch công việc với Uber Việt Nam.

Ông Sơn cho rằng, do công ty còn vướng một số công việc chưa hoàn thành nên chưa đủ hồ sơ để báo cáo cơ quan chức năng. Sau buổi làm việc này, Uber Việt Nam sẽ tuân thủ báo cáo thuế và nghĩa vụ liên quan. Cơ quan chức năng đề nghị Uber hoàn thành một số thủ tục theo quy định trước ngày 5/4.

Đề nghị tuân theo pháp luật hiện hành của Việt Nam

Đáp lời phía doanh nghiệp, ông Lê Hoàng Minh lưu ý,Việt Nam luôn ủng hộ các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư kinh doanh. Biên bản cam kết của Việt Nam khi tham gia WTO, cũng ghi rõ là hoạt động vận tải là ngành kinh doanh có điều kiện và Việt Nam vẫn kiểm soát. “Chính phủ mở cửa nhưng tôi không nghĩ rằng kinh doanh mà không đăng ký”, ông Minh nhấn mạnh.

Cho rằng cung cấp phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực vận tải, ông Minh đề nghị phía Uber B.V Hà Lan phải đăng ký phần mềm cung cấp dịch vụ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty này phải thực hiện nghĩa vụ thuế tại Việt Nam.

Công ty Uber khẳng định hoạt động đúng luật
Ông Lê Hoàng Minh đưa ra quan điểm: Đây là buổi trao đổi, rất cần sự thiện chí từ doanh nghiệp để ngành giao thông vận tải TPHCM có hướng hỗ trợ, hướng dẫn hoạt động đúng luật

Ông Lê Hoàng Minh lưu ý, hiện nay TPHCM đang hạn chế dịch vụ taxi, bởi vậy các hoạt động có tính chất liên quan đến taxi sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng là loại hình vận tải có điều kiện thì cac doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ theo Nghị định 86 và Thông tư 63.

Theo đó, khi tham gia cung cấp dịch vụ phải có hợp đồng (hợp đồng bằng giấy) theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp đồng thể hiện trách nhiệm của lái xe với tài xế và bảo hiểm hành khách.

Ông Minh cũng thông báo đến đại diện Uber B.V Hà Lan rằng, hiện nay một số đối tác của công ty này hoạt động không đúng quy định như không có giấy phép kinh doanh, không logo, phù hiệu,… Phía Uber B.V Hà Lan thuê tư vấn tại Việt Nam để kiểm định các doanh nghiệp đối tác này thì phía công ty phải chịu trách nhiệm.

Ông Minh cho biết, nội dung buổi trao đổi hôm nay sẽ được báo cáo chi tiết lên UBND TPHCM và Bộ GTVT. Phía TPHCM rất ủng hộ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, mọi hoạt động phải tuân thủ pháp luật Việt Nam.

Cũng tại buổi làm việc, ông William Kelly chia sẻ mong muốn nhận được sự hợp tác từ các cơ quan ban ngành và chính quyền thành phố. Phía doanh nghiệp cam kết sẽ tuân thủ pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp mong muốn nhận được sự hướng dẫn cụ thể về dịch vụ đang hoạt động và tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác kinh doanh. Đại diện  này đề nghị phía Việt Nam nên có quy định riêng cho hoạt động của Uber được thuận lợi bởi đây là dịch vụ mới. Đơn cử như việc yêu cầu phải có hợp đồng giấy thì rất khó thực hiện, bởi điều này mâu thuẫn với ứng dụng công nghệ thông tin.

Công ty Uber Việt Nam hiện đóng ở đâu?

Cuối buổi làm việc, ông Đặng Thanh Sơn đề nghị nếu phía cơ quan chức năng có liên hệ công việc hay yêu cầu gì cần phía Uber B.V Hà Lan cung cấp thì có thể gửi trực tiếp sang Hà Lan hoặc có thể gửi cho công ty Uber Việt Nam chuyển hộ. Mọi thông tin chuyển về địa chỉ phòng 609 tòa nhà Melinh Point, số 2 Ngô Đức Kế, quận 1, TPHCM.

Vấn đề này khiến phía các cơ quan chức năng TPHCM hết sức ngỡ ngàng, bởi thư mời làm việc gửi đến địa chỉ này trước đó không có người nhận, nên buổi làm việc đầu tiên đành hủy vì phía Uber không có mặt. Đồng thời, tại địa chỉ trên có thông báo rất rõ là doanh nghiệp đã chuyển đi nơi khác.

Về vấn đề trên, ông Sơn nói rằng sẽ trao đổi lại với phía Uber Việt Nam đã xác minh lại địa chỉ cung cấp cho các cơ quan chức năng,thành phố.

Quốc Anh

 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”