1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Công ty ông Đặng Thành Tâm dùng cổ phiếu cấn trừ 1.000 tỷ đồng tiền nợ

(Dân trí) - Năm 2013, KBC 393,76 tỷ đồng phải trả thương mại, gấp hơn 6 lần so với thời điểm đầu năm. Trong số này có khoản phải trả cho bà Sầm Thị Hường là 101,5 tỷ đồng, phải trả bà Phạm Thị Lê 112,5 tỷ đồng, phải trả bà Quách Thị Ngan 117 tỷ đồng.

 

Công ty ông Đặng Thành Tâm dùng cổ phiếu cấn trừ 1.000 tỷ đồng tiền nợ
Do phát hành thêm khối lượng lớn cổ phiếu cho chủ nợ nên tỷ lệ sở hữu của ông Đặng Thành Tâm tại KBC bị sụt giảm rất mạnh.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Tổng CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Mã CK: KBC ) vừa công bố thông tin cho biết, ngày 17/4, KBC đã phân phối hết 100 triệu cổ phiếu đăng ký chào bán, giá bán bình quân gia quyền 10.000 đồng/cổ phiếu.

 

KBC cho biết số cổ phiếu này tương ứng 1.000 tỷ đồng được phát hành nhằm tăng vốn điều lệ để hoán đổi (cấn trừ) công nợ do đó không phát sinh tiền tu từ việc chào bán cổ phiếu.

 

Theo thông báo của KBC, danh sách những chủ nợ được KBC phát hành cổ phiếu để cấn trừ gồm tổ chức và 3 cá nhân. Cụ thể, CTCP Tư vấn và Đầu tư Kinh Bắc nhận 60,36 triệu cổ phiếu, tương ứng 15,26% vốn điều lệ KBC; CTCP Đầu tư và Thương mại Kinh Bắc nhận 6,33 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 1,6%), bà Sầm Thị Hường nhận 10,35 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 2,62%), bà Quách Thị Nga nhận 11,7 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 3,79%) và bà Phạm Thị Lê nhận 11,25 triệu cổ phiếu (tỉ lệ 4,94%).

 

Được phân loại là 1 doanh nghiệp bất động sản, KBC cho biết, trong thời gian qua, công ty gần như không tiếp cận được với nguồn vốn vay mới. Tuy nhiên rủi ro về thay đổi lãi suất vẫn được KBC xem xét như một rủi ro tiềm tàng bởi tỷ lệ nợ/tổng tài sản của công ty còn khá cao. Khi có biến động về lãi suất, KBC sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong huy động vốn, triển khai dự án, ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận của công ty.

 

Bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vốn vay cũng cần được tính toán hợp lý bởi rủi ro dòng tiền và gánh nặng trả nợ gốc và lãi vay đã đến hạn trong năm 2014 lên tới hơn 3.000 tỷ đồng.

 

Đối với danh mục đầu tư tài chính như cổ phiếu, đầu tư công ty con, công ty liên kết, KBC cũng đang phải đối mặt với việc thua lỗ, trích lập dự phòng lớn do sự biến động của thị trường chứng khoán, danh mục đầu tư vào SGT của KBC đã phải trích lập xuống mức còn 2.000 đồng/cổ phiếu. Một số công ty liên kết của KBC hiện nay chỉ là những dự án trong thời kỳ đầu triển khai, chưa có lợi nhuận, chưa có doanh thu, thậm chí còn bị lỗ cũng đã ảnh hưởng đến khoản đầu tư của KBC vào các công ty này.

 

Công ty cũng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản khi một số khách hàng rơi vào tình trạng phá sản hoặc ngừng sản xuất do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Mặc dù số lượng này là rất hạn chế (chỉ có 1 công ty trong năm 2013). Do đó, KBC luôn phải chú trọng đến tính rằng buộc trong hợp đồng kinh tế cũng như có biện pháp thu hồi tài sản và dự phòng cho các hợp đồng có nguy cơ.

 

Theo báo cáo tài chính năm 2013, KBC có những khoản phải trả thương mại 393,76 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần so với thời điểm đầu năm. Trong số này có khoản phải trả cho bà Sầm Thị Hường là 101,5 tỷ đồng, phải trả bà Phạm Thị Lê 112,5 tỷ đồng, phải trả bà Quách Thị Ngan 117 tỷ đồng và phải trả khác 60,76 tỷ đồng.

 

Tính đến 31/3/2014, ông Đặng Thành Tâm với vai trò Chủ tịch - không điều hành tại KBC đang sở hữu 34,24% vốn công ty. Tuy nhiên, với việc phát hành thêm cổ phiếu cho các chủ nợ trong đợt này, vốn điều lệ của KBC tăng lên gần 4.000 tỷ đồng và tỷ lệ sở hữu của ông Tâm cùng các cổ đông khác sẽ bị giảm xuống. Cụ thể, tuy vẫn nắm cổ phần lớn nhất với 101,25 triệu cổ phiếu KBC, tỷ lệ sở hữu của ông Tâm tại công ty thời điểm hiện tại đã bị giảm xuống còn 25,58%.

 

Mai Chi
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước