1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Công ty “ma” mua bán hoá đơn: Phản ứng chậm, nghìn tỷ tiền thuế "bốc hơi"

(Dân trí) - Lợi dụng cơ chế thông thoáng của nhà nước trong thành lập doanh nghiệp; phát hành, in và sử dụng hoá đơn; cơ chế ưu đãi về hoàn thuế… nhiều doanh nghiệp tham gia mua bán kinh doanh hóa đơn bất hợp pháp để trốn lậu thuế, gây thất thoát cho Nhà nước.

 
Vụ lập công ty “ma” mua bán hoá đơn: Cơ quan thuế nói gì?
Liên tiếp phát hiện các vụ án lớn liên quan tới việc thành lập công ty "ma" để mua bán hoá đơn giá trị "khủng".

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA
 
Cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hải Phòng và Hà Nội mới đây đã "khui" ra một số đường dây lập công ty “ma” để mua bán trái phép hoá đơn giá trị gia tăng (VAT) lên tới hàng trăm tỷ đồng.  

Cụ thể, công an thành phố Hải Phòng đã phát hiện đường dây 14 công ty mua bán hoá đơn “khủng" lên tới hơn 800 tỷ đồng. Tương tự, công an thành phố Hà Nội cũng thông báo triệt phá vụ án 8 công ty mua bán trái phép hoá đơn giá trị gia tăng 140 tỷ đồng, có dấu hiệu tham nhũng.
Điển hình như tại Công ty CP XNK mỏ Việt Bắc (Vinacomin) -Trung tâm xuất nhâp khẩu và hợp tác đầu tư - VVMI, Cục thuế Hà Nội đã kiểm tra thuế phát hiện thấy có hơn 300 hoá đơn của 8 doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh trong thời kỳ từ năm 2011 đến tháng 5/2015. Doanh số hoá đơn 100 tỷ đồng với số thuế giá trị gia tăng lên tới 10 tỷ đồng. Trên cơ sở hồ sơ khai thuế của 4 công ty, cơ quan thuế phát hiện thấy có dấu hiệu bất thường, bấp hợp pháp. 4 doanh nghiệp này chỉ cung cấp hoá đơn cho chi nhánh công ty và hoạt động 3 - 4 năm rồi bỏ địa chỉ. Cục thuế Hà Nội đã bàn giao hồ sơ cho PC46 từ năm 2014. Đến ngày 16/5/2015, công an đã bắt 2 đối tượng.
Hay như Cục thuế Hải Phòng cũng đã chủ động cung cấp thông tin cho Công an thành phố về một số đối tượng doanh nghiệp có dấu hiệu kinh doanh buôn bán hoá đơn bất hợp pháp. Các công ty này đã sử dụng 992 hoá đơn khống, doanh số tới trên 721 tỷ đồng, số thuế giá trị gia tăng bị gian lận là 72 tỷ đồng. Trong đó, có 2 công ty còn chưa hoạt động và chưa kê khai thuế.
Thừa nhận điều này, Vụ trưởng Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế, ông Nguyễn Đức Ánh còn cho biết, đây hầu hết là những vụ việc được cơ quan thuế phát hiện và cung cấp thông tin cho cơ quan công an điều tra. Bởi cơ quan thuế không có chức năng điều tra.
Trong khi đó, kết quả xử lý các vi phạm thuế còn rất hạn chế, thời gian điều tra, xử lý vụ án thuế cũng rất lâu, thông thường mất từ 3-6 tháng, thậm chí là 1-2 năm. 

“Điều tra cũng là một chức năng cần thiết cho cơ quan thuế. Hiện có 80 quốc gia trên thế giới có bộ phận điều tra thuế đặt tại cơ quan thuế, ở Đông Nam Á cũng có nhiều quốc gia áp dụng. Cơ quan thuế sẽ chủ yếu là điều tra ban đầu, điều tra những vụ ít phức tạp, bắt quả tang thì sẽ khởi tố bị can, chuyển sang cho Viện kiểm sát. Còn với những vụ phức tạp thì chỉ điều tra cấp độ ban đầu”, ông Ánh nói.

Ông Ánh cho biết hiện cơ quan thuế cũng đã báo cáo Bộ Tài chính và Chính phủ sửa Thông tư 153 về hóa đơn, quản lý chặt chẽ hơn điều kiện để doanh nghiệp được in hóa đơn. Các đơn vị phát hành phải quản lý chặt hơn, phân loại hướng dẫn các địa phương có khả năng rủi ro cao.

"Về công tác quản lý thuế, chúng tôi phải tổ chức để làm rõ các phương thức thủ đoạn để chiếm đoạt thuế để phổ biến toàn ngành, tăng cường thanh tra kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra việc in ấn phát hành hóa đơn một cách chặt chẽ cũng như thành lập phần mềm để phát hiện các đơn vị chuyên được thành lập để phát hành và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp”, ông nói thêm.

 Phương Dung
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm