Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

(Dân trí) - Công nghiệp hỗ trợ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nó trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam hiện còn gặp nhiều khó khăn, vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp là gì?

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia. Ở tầm vĩ mô, phát triển CNHT giúp giảm kim ngạch nhập khẩu đầu vào sản xuất, giúp hạn chế các căng thẳng về thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế (nhất là cán cân thương mại) cũng như ngoại tệ đối với những nước nhập khẩu hàng hóa.

Theo thống kê điều tra của Tổ Chức Thúc Đẩy Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO), tỉ lệ cung ứng nội địa của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam còn yếu chỉ khoảng 33.2% trong khi tại Thái Lan lên đến 56.8%. Vì vậy, việc đi tìm giải pháp tháo gỡ khó khan cho ngành công nghiệp hỗ trợ là việc cấp bách. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/10/2009. Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với FTA ASEAN – Nhật Bản, trong đó có mục viện trợ, hỗ trợ cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Đầu năm 2018, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được Nhà Nước ban hành nhằm phát triển các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp hỗ trợ.

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp - 1

Sự kiện Supporting Industry Show 2018 do Tổ Chức Thúc Đẩy Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO), Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC) và Trung tâm Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh (CSID) đồng tổ chức với mục đích thực thi thỏa thuận EPA giữa Việt Nam và Nhật Bản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản tìm được nhà cung ứng linh kiện Việt Nam phù hợp và là môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá sản phẩm của mình, tìm được khách hàng tiềm năng. Sự kiện lần này có sự góp mặt của 33 doanh nghiệp Nhật cùng 30 doanh nghiệp trong nước, được tổ chức từ ngày 11/10 đến 13/10/2018 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC). Quý doanh nghiệp có nhu cầu tham gia có thể đăng kí tại link: https://www.metalexvietnam.com/html/for_visitors.html#register

Mọi chi tiết xin tham khảo: https://www5.jetro.go.jp/newsletter/vho/2018/Jetro_SupportingIndustryShow2018_directory.pdf