Con rồng chứng khoán Trung Quốc cuốn nền kinh tế xuống đáy

Bloomberg nhận định, sự sụp đổ của con rồng chứng khoán Trung Quốc sẽ cuốn nền kinh tế xuống đáy khủng hoảng.

Những ngày qua, tin tức liên tục về sự suy yếu trầm trọng của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã khiến cho giới đầu tư cả thế giới hoang mang. Hãng tin Bloomberg đưa tin, thị trường Trung Quốc trượt dốc không phanh, suy giảm tới 30% trong vòng chưa đầy 1 tháng, khiến cổ phiếu nước này “bốc hơi” hơn 3.000 tỷ USD.

Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu chính phủ Trung Quốc không mạnh tay ngăn chặn đà suy giảm và kiểm soát tình trạng bán tháo cổ phiếu, hệ thống tài chính nước này sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, và khi đó một cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại bắt đầu.

Thời kỳ hoàng kim của chứng khoán Trung Quốc được ghi nhận vào tháng 6/2015 khi đạt mức tăng trưởng 150% khiến nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước ùn ùn kéo vốn đổ vào thị trường này. Hiện Trung Quốc có tới 90 triệu nhà đầu tư chứng khoán.

Trung Quốc có tới 90 triệu USD nhà đầu tư chứng khoán.
Trung Quốc có tới 90 triệu USD nhà đầu tư chứng khoán.

Tuy nhiên, giấc mộng làm giàu từ cổ phiếu tan thành mây khói khi thị trường chứng khoán Trung Quốc chứng kiến sự suy giảm liên tục từ giữa tháng 6/2015. Bong bóng chứng khoán nước này vỡ tung khiến các nhà đầu tư bán tháo và ôm tiền rót sang các lĩnh vực khác an toàn hơn, hoặc nhòm ngó sang các thị trường khác trong khu vực.

Trung Quốc đã làm mọi cách để bảo vệ thị trường chứng khoán của mình, dù đa phần phương thức của họ chỉ có lợi trong tính ngắn hạn.Theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, các vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) bị hoãn lại, các quy định về cho vay ký quỹ chứng khoán được nới lỏng, thậm chí các nhà đầu tư được phép dùng căn nhà của họ để cầm cố vay tiền mua cổ phiếu.

Nhưng cho đến nay, các động thái trên của Trung Quốc hầu như không phát huy được tác dụng cứu thị trường, nếu không muốn nói là chúng còn làm khủng hoảng lòng tin của các nhà đầu tư hơn trước. Kể từ mức đỉnh thiết lập hôm 12/6, chỉ số Shanghai Composite Index đến nay đã sụt khoảng 32%, trong đó có những phiên chỉ số này sụt trên 5%.

Áp lực bán ra trên thị trường chứng khoán Trung Quốc căng thẳng đến nỗi vào ngày 8/7, khoảng 1.300 công ty niêm yết đã dừng giao dịch cổ phiếu trên các sàn chứng khoán ở Trung Quốc, khiến lượng cổ phiếu trị giá 2.600 tỷ USD bị đóng băng, tương đương 40% tổng mức vốn hóa của thị trường.

Đà tăng trưởng chững lại của Trung Quốc bộc lộ điểm yếu và làm lu mờ nhiều 'ngôi sao' đang lên trong nền kinh tế châu Á. Tuy nhiên, Bloomberg cho hay, nhiều dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, Ấn Độ đang tạo nên các điểm sáng.

Các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Việt Nam đều có mức tăng
đáng kể.
Các chỉ số chứng khoán chủ chốt của Việt Nam đều có mức tăng đáng kể.

Theo Bloomberg, mức tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang làm giảm đà tăng trưởng kinh tế, bộc lộ rõ các điểm yếu của khu vực này: từ nhu cầu vay mượn của Indonesia tới khoản nợ khổng lồ của các hộ gia đình Hàn Quốc hay tình trạng quan liêu, tham nhũng đang ngăn cản các dự án cơ sở hạ tầng ở Philippines.

Ngược lại với tình hình trên, dấu hiệu hồi phục ở Việt Nam và Ấn Độ được Bloomberg đánh giá là những điểm khả quan trong khu vực. Cả hai chỉ số quan trọng của chứng khoán Việt Nam là VH-Index (HASTC) và VN-Index (HOSE) đều tăng trưởng tương ứng là 9,26% và 7,06% trong vòng 1 năm qua./.

Theo Trần Ngọc
VOV.VN/Bloomberg

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”