1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Con đường tiến thân kỳ lạ của Phó TGĐ Vinalines vừa bị bắt

(Dân trí) - Mặc dù không học hết khóa đào tạo bổ túc văn hoá trung học, cũng như thi tốt nghiệp, nhưng ông Vũ Khắc Từ vẫn có bằng "Tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học". Đến năm 1997, ông Từ đã leo lên chức Giám đốc cảng Quảng Ninh.

Chiều 19/6, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, thực hiện bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Vũ Khắc Từ (nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - Vinalines) đề điều tra về hành vi Tham ô tài sản tại thời điểm ông này làm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên cảng Quảng Ninh. Việc bắt giữ ông Từ diễn ra chỉ sau vài ngày ông này bị đình chỉ chức vụ.

Trước thời điểm bị bắt, ông Vũ Khắc Từ cũng đã gây nên hàng loạt sự vụ “lùm xùm” xung quanh chuyện dùng bằng cấp giả và các sai phạm trong quá trình điều hành hoạt động ở cảng Quảng Ninh.

Ông Vũ Khắc Từ từng bị tố cáo dùng bằng giả

Ông Vũ Khắc Từ từng bị tố cáo dùng bằng giả

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Hé lộ phương án cổ phần hóa Vietnam Airlines

* Bình Dương sẽ có 6 tuyến đường sắt trên cao và tuyến mặt đất

* Ngân hàng đã “tự giác” hạn chế đầu cơ ngoại tệ?

* “Phải theo dõi chặt giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc”

Theo tìm hiểu, ông Vũ Khắc Từ, sinh ngày 27/11/1955 tại Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng (cũ). Mặc dù không học hết khóa đào tạo bổ túc văn hoá trung học, cũng như thi tốt nghiệp, nhưng ông này vẫn có bằng "Tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học".

Năm 1983, ông Vũ Khắc Từ được nhận vào làm nhân viên tại cảng Quảng Ninh. Đầu năm 1984, ông Từ đã tranh thủ đi học bổ túc văn hoá vào ban đêm (mặc dù theo hồ sơ ông đã có bằng tốt nghiệp năm 1983).

Cuối năm 1984, theo chủ trương xuất khẩu lao động, ông Từ cùng một số CBCNV của cảng Quảng Ninh đi xuất khẩu lao động, việc học bổ túc của ông cũng chấm dứt luôn từ đó. Đến khoảng đầu năm 1990 ông Từ trở về nước và xin quay lại làm việc tại cảng.

Năm 1991, không hiểu bằng cách nào ông Từ có được tấm bằng tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học như đã nói ở trên. Nhờ tấm bằng này, ông Từ đã đăng ký học đại học tại chức Thương mại tổ chức tại Quảng Ninh. Từ năm 1997 đến nay giữ chức vụ giám đốc cảng Quảng Ninh.

Tuy nhiên, sự việc của ông Từ bị đổ bể vào cuối năm 1997, bà Trần Thị Trai (công tác tại cảng Quảng Ninh, người đã nhiều năm làm việc với ông Vũ Khắc Từ) có đơn kiến nghị phản ánh việc ông Từ sử dụng bằng giả.

Lá đơn nêu rõ: "Năm 1984, tôi và anh Vũ Khắc Từ cùng học bổ túc văn hoá lớp 8A, Trường Bổ túc văn hóa cơ khí Hồng Gai do thầy Nhẫn làm Hiệu trưởng, học chưa được nửa học kỳ thì anh Từ bỏ học. Sau đó anh Từ đi nước ngoài về và không hiểu lấy đâu ra bằng để đi học đại học tại chức. Tôi thấy vô lý quá...". Bà Trai đề nghị Đảng uỷ cảng cần có biện pháp thẩm tra làm rõ để kết luận cụ thể vấn đề trên. Ngay sau khi nhận được lá đơn kiến nghị trên, Đảng uỷ cảng Quảng Ninh đã tiến hành xác minh sự việc.

Văn bằng của ông Vũ Khắc Từ bị tố cáo giả là bằng tốt nghiệp bổ túc văn hoá trung học được cấp ngày 26/4/1991 (đóng dấu cấp lại) do Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Hưng là Lê Thị Kim Dung ký với nội dung: "Cấp cho Vũ Khắc Từ, sinh ngày 27/11/1955 tại Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng đã tốt nghiệp BTVH, trung học trong kỳ thi năm 1983 tại Hội đồng thi Lương Bằng, theo chương trình đào tạo tại chức, xếp loại trúng tuyển: Khá".

Ngày 18/10/1997, ông Nguyễn Khắc Hào, Giám đốc Sở GD&ĐT Hưng Yên đã ký công văn số trả lời Đảng uỷ Cảng Quảng Ninh với nội dung: "Kiểm tra danh sách thí sinh tại hội đồng thi Lương Bằng năm 1983; xác minh không có tên thí sinh Vũ Khắc Từ sinh ngày 27/11/1955 tại Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng dự thi tại hội đồng thi Lương Bằng năm 1983".

Thế nhưng, ngày 2/11/1997, ông Từ đến Sở GD&ĐT Hưng Yên làm đơn xin xác nhận việc cấp lại bằng thì ông Nguyễn Khắc Hào lại làm "giấy xác nhận" với nội dung văn bằng mà ông Vũ Khắc Từ đang sử dụng là có thật.

Trả lời báo giới vào lúc đó, ông Hào giải thích rằng, Hội đồng thi Lương Bằng - Kim Động năm 1983 có 7 phòng thi, đến nay chỉ còn danh sách 5 phòng (bị mất 2 phòng) vì thời gian lưu trữ quá lâu trong hoàn cảnh phải di chuyển, chạy bão lụt liên tục và chuyển giao công việc qua 4 cán bộ. Đặc biệt khi tách tỉnh, số lượng tài liệu bị thiếu hụt và chất lượng giấy tờ bị mục nát, mối xông quá nhiều không sử dụng được. Mặt khác ông Vũ Khắc Từ thuộc cán bộ đi học, tuổi đã cao cho nên không nằm trong danh sách chung với các phòng của học sinh.

Tuy nhiên, theo hồ sơ tại Phòng Lưu trữ Bộ GD&ĐT, danh sách thí sinh đã trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp BTVH trung học năm học 1982-1983 tại hội đồng thi Lương Bằng, Kim Thi, Hải Hưng không hề có tên ông Vũ Khắc Từ sinh ngày 27/11/1955 tại xã Đồng Thanh, Kim Thi, Hải Hưng.

Ông Lại Hữu Miễn, Phó Vụ trưởng Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và đào tạo, cho biết, việc cấp lại bằng tốt nghiệp trung học là rất hãn hữu và chỉ xảy ra khi người được cấp bằng do thiên tai, địch hoạ hoặc vì một lý do đặc biệt nào đó mà bị mất mới được cấp lại. Người mất phải có đơn và xác nhận của chính quyền địa phương về thiên tai, địch hoạ gửi sở GD&ĐT. Sở căn cứ vào đó xem xét cấp lại bằng hoặc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, để cấp lại bằng loại này thì phải căn cứ vào các biên bản của hội đồng thi. Danh sách ghi tên, ghi điểm phải có cả chữ ký của thí sinh. Thí sinh phải tham dự kỳ thi, đủ điểm xét tuyển thì mới có thể cấp lại. Diện bổ túc không có xét tốt nghiệp đặc cách. Trong trường hợp cấp lại bằng do phúc khảo thì vẫn phải đảm bảo yếu tố có dự thi và đạt mức điểm quy định.

Lê Tú

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm