Cổ phiếu Sacombank bất ngờ được thỏa thuận khối lượng lớn
(Dân trí) - Sau bất ngờ từ ACB của phiên trước, hôm nay STB được thỏa thuận với khối lượng lớn với hơn 10 triệu đơn vị. Ở phương thức này, chỉ có hai mã STB và SBT của hai tổ chức do vợ chồng ông Đặng Văn Thành lãnh đạo là đáng chú ý trong phiên.
Phiên giao dịch chiều này tiếp tục gây bất ngờ với việc 10 triệu cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được giao dịch bằng phương thức thỏa thuận tại mức giá 20.000 đồng/cp lúc 13h15'. Như vậy, trị giá giao dịch của lô cổ phiếu này đạt 200 tỷ đồng.
Đến 14h12', vẫn còn thêm hơn 261 nghìn cổ phiếu này được giao dịch cùng phương thức trên, nhưng với mức giá thấp hơn là 19.880 đồng/cp, tương ứng gần 5,2 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch cổ phiếu STB trong 3 tháng (Nguồn: HoSE).
Ngoài ra, ở phương thức thỏa thuận, trên thị trường vẫn còn ghi nhận lượng chào bán đối với cổ phiếu SBT của Bourbon Tây Ninh - công ty bà Huỳnh Bích Ngọc, phu nhân Chủ tịch HĐQT Sacombank Đặng Văn Thành - gần 823 nghìn đơn vị chia làm 3 đợt. Các lô cổ phiếu này được chào ở mức giá 16.500 đồng/cp.
Trong phiên sáng, SBT cũng đã được thỏa thuận thành công hơn 3 triệu đơn vị với tổng trị giá giao dịch đạt trên 49,7 tỷ đồng.
BHS của Đường Biên Hòa đang được chào bán gần 246 nghìn đơn vị ở mức giá 17.000 đồng/cp.
Lượng giao dịch thỏa thuận trong tuần vẫn đang thuộc về lô cổ phiếu ACB được thực hiện vào chiều hôm qua 19/9, khối lượng 34 triệu đơn vị trị giá trên 534 tỷ đồng. Đây cũng là khối lượng giao dịch lớn nhất của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết.
Trong vòng 1 tháng, ACB đã giảm 38% về giá trị trong khoảng 19/8 - 19/9, nếu tính cả phiên hôm nay thì cổ phiếu này đã mất 40% giá trị, lui về dưới 15.000 đồng/cp.
Việc cổ phiếu ACB được thỏa thuận bất thường trong bối cảnh xuống giá mạnh đặt ra nhiều giả thiết cho thị trường khi tò mò về người mua - người bán cũng như mục đích của giao dịch. Nếu tính theo chênh lệch thị giá 10.000 đồng/cp trong 1 tháng vừa rồi thì rõ ràng, tổn thất của lô cổ phiếu được giao dịch trên là rất lớn, lên tới 340 tỷ đồng nên việc giao dịch nhằm "cắt lỗ" của nhà đầu tư tổ chức nhiều khả năng không xảy ra.
Theo những thông tin gần đây về việc các nhà đầu tư thường sử dụng số cổ phiếu nắm giữ của mình để làm tài sản thế chấp tại các ngân hàng khi đi vay. Khi giá cổ phiếu lao dốc, tài sản thế chấp trên đà mất giá, không đủ đảm bảo cho khoản vay thì các ngân hàng có thể truy thu tài sản cầm cố.
Đóng cửa phiên chiều, VN-Index mất 5,27 điểm xuống còn 389,28 điểm, HNX-Index mất 0,65 điểm, còn 55,42 điểm. Toàn sàn có 333 mã giảm điểm, 129 mã giảm sàn, áp đảo xu hướng tăng với 82 mã tăng, 21 mã tăng trần.
Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 41,7 triệu đơn vị, tương ứng 592,2 tỷ đồng, trên HNX là 23,9 triệu đơn vị, đạt 176 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng chiều này tiếp tục mất giá. Duy có SHB cầm cự được mức tham chiếu 6.400 đồng. Bất chấp đà giảm điểm của thị trường,BVH của Bảo Việt tiếp tục đi ngược xu hướng, tăng trần lên 33.000 đồng với mức tăng 1.500 đồng/cp. Khối ngoại gom mua tới 1,1 triệu đơn vị trên tổng số gần 1,9 triệu đơn vị được giao dịch khớp lệnh, chiếm gần 58%.
FPT không còn giữ được đà tăng như ban sáng, cầm cự 36.700 đồng ở mức tham chiếu cùng với các mã có vốn hóa lớn khác là VIC của Vingroup (77.000 đồng/cp) và VNM của Vinamilk (110.000 đồng/cp). Trong khi HPG của Hòa Phát và ITA giảm sàn, lần lượt mất 1.000 đồng và 200 đồng mỗi cổ phiếu. Khối lượng giao dịch của ITA rất mạnh, đạt tới 2,35 triệu đơn vị.
Trong khi đó, với lượng giao dịch thỏa thuận tăng đột biến thì tại phương thức khớp lệnh, STB của Sacombank cũng có 3 triệu đơn vị được giao dịch - mức cao nhất kể từ sau phiên giao dịch 30/7 (4,1 triệu đơn vị, giá bình quân 23.200 đồng). Ngoài ra, khối lượng giao dịch lớn trong phiên còn có KLS của Chứng khoán Kim Long với 2,5 triệu đơn vị và PVX của Xây lắp Dầu Khí với 4,4 triệu đơn vị. Các mã có giao dịch lớn nêu trên đều giảm điểm.
Đến 14h12', vẫn còn thêm hơn 261 nghìn cổ phiếu này được giao dịch cùng phương thức trên, nhưng với mức giá thấp hơn là 19.880 đồng/cp, tương ứng gần 5,2 tỷ đồng.
Ngoài ra, ở phương thức thỏa thuận, trên thị trường vẫn còn ghi nhận lượng chào bán đối với cổ phiếu SBT của Bourbon Tây Ninh - công ty bà Huỳnh Bích Ngọc, phu nhân Chủ tịch HĐQT Sacombank Đặng Văn Thành - gần 823 nghìn đơn vị chia làm 3 đợt. Các lô cổ phiếu này được chào ở mức giá 16.500 đồng/cp.
Trong phiên sáng, SBT cũng đã được thỏa thuận thành công hơn 3 triệu đơn vị với tổng trị giá giao dịch đạt trên 49,7 tỷ đồng.
BHS của Đường Biên Hòa đang được chào bán gần 246 nghìn đơn vị ở mức giá 17.000 đồng/cp.
Lượng giao dịch thỏa thuận trong tuần vẫn đang thuộc về lô cổ phiếu ACB được thực hiện vào chiều hôm qua 19/9, khối lượng 34 triệu đơn vị trị giá trên 534 tỷ đồng. Đây cũng là khối lượng giao dịch lớn nhất của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết.
Trong vòng 1 tháng, ACB đã giảm 38% về giá trị trong khoảng 19/8 - 19/9, nếu tính cả phiên hôm nay thì cổ phiếu này đã mất 40% giá trị, lui về dưới 15.000 đồng/cp.
Việc cổ phiếu ACB được thỏa thuận bất thường trong bối cảnh xuống giá mạnh đặt ra nhiều giả thiết cho thị trường khi tò mò về người mua - người bán cũng như mục đích của giao dịch. Nếu tính theo chênh lệch thị giá 10.000 đồng/cp trong 1 tháng vừa rồi thì rõ ràng, tổn thất của lô cổ phiếu được giao dịch trên là rất lớn, lên tới 340 tỷ đồng nên việc giao dịch nhằm "cắt lỗ" của nhà đầu tư tổ chức nhiều khả năng không xảy ra.
Theo những thông tin gần đây về việc các nhà đầu tư thường sử dụng số cổ phiếu nắm giữ của mình để làm tài sản thế chấp tại các ngân hàng khi đi vay. Khi giá cổ phiếu lao dốc, tài sản thế chấp trên đà mất giá, không đủ đảm bảo cho khoản vay thì các ngân hàng có thể truy thu tài sản cầm cố.
Đóng cửa phiên chiều, VN-Index mất 5,27 điểm xuống còn 389,28 điểm, HNX-Index mất 0,65 điểm, còn 55,42 điểm. Toàn sàn có 333 mã giảm điểm, 129 mã giảm sàn, áp đảo xu hướng tăng với 82 mã tăng, 21 mã tăng trần.
Khối lượng giao dịch trên HoSE đạt 41,7 triệu đơn vị, tương ứng 592,2 tỷ đồng, trên HNX là 23,9 triệu đơn vị, đạt 176 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng chiều này tiếp tục mất giá. Duy có SHB cầm cự được mức tham chiếu 6.400 đồng. Bất chấp đà giảm điểm của thị trường,BVH của Bảo Việt tiếp tục đi ngược xu hướng, tăng trần lên 33.000 đồng với mức tăng 1.500 đồng/cp. Khối ngoại gom mua tới 1,1 triệu đơn vị trên tổng số gần 1,9 triệu đơn vị được giao dịch khớp lệnh, chiếm gần 58%.
FPT không còn giữ được đà tăng như ban sáng, cầm cự 36.700 đồng ở mức tham chiếu cùng với các mã có vốn hóa lớn khác là VIC của Vingroup (77.000 đồng/cp) và VNM của Vinamilk (110.000 đồng/cp). Trong khi HPG của Hòa Phát và ITA giảm sàn, lần lượt mất 1.000 đồng và 200 đồng mỗi cổ phiếu. Khối lượng giao dịch của ITA rất mạnh, đạt tới 2,35 triệu đơn vị.
Trong khi đó, với lượng giao dịch thỏa thuận tăng đột biến thì tại phương thức khớp lệnh, STB của Sacombank cũng có 3 triệu đơn vị được giao dịch - mức cao nhất kể từ sau phiên giao dịch 30/7 (4,1 triệu đơn vị, giá bình quân 23.200 đồng). Ngoài ra, khối lượng giao dịch lớn trong phiên còn có KLS của Chứng khoán Kim Long với 2,5 triệu đơn vị và PVX của Xây lắp Dầu Khí với 4,4 triệu đơn vị. Các mã có giao dịch lớn nêu trên đều giảm điểm.
Mai Chi