Cổ phiếu BIDV "bốc hơi" hơn 6.000 tỷ đồng sau 3 phiên giao dịch

(Dân trí) - Với 3 phiên liên tục giảm điểm trong tổng cộng 4 phiên giao dịch kể từ khi chào sàn, gần 6.200 tỷ đồng vốn hóa của BIDV trên thị trường chứng khoán đã "không cánh mà bay".

Diễn biến giá và lượng của cổ phiếu BID trong những phiên giao dịch đầu tiên.

Diễn biến giá và lượng của cổ phiếu BID trong những phiên giao dịch đầu tiên.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Người trồng nho Ninh Thuận trúng lớn

Cửa hàng vàng bội thu ngày “vía Thần tài”

Chất lượng 3G trong năm 2014 sẽ được cải thiện

Cha đẻ Flappy Bird gỡ trò chơi gây sốt: Quyết định dũng cảm

Tính đến hết phiên 7/2/2014, tổng cộng cổ phiếu BID của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã giao dịch được 4 phiên với 1 phiên tăng nhẹ đầy chật vật và 3 phiên giảm sâu.

Theo đó, tăng 100 đồng lên 18.800 đồng trong phiên giao dịch đầu tiên vào 24/1, ngay sau đó, mức giá BID đã giảm 400 đồng tương ứng 2,1% vào phiên 27/1. Qua 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, bước vào đợt giao dịch mới của năm Giáp Ngọ, BID tiếp tục mất thêm 800 đồng tương ứng 4,3% vào phiên 6/2 và 1.000 đồng tương ứng 6% vào phiên 7/2.

Tổng cộng chỉ trong 3 phiên, BID đã đánh mất 2.200 đồng mỗi cổ phiếu, tương ứng mức giảm 11,7%, còn 16.600 đồng/cp. 

Với tổng số 2.811.202.644 cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, tính ra, chỉ trong chưa tới 20 giờ giao dịch, vốn hóa thị trường của BIDV đã "bốc hơi" 6.184,7 tỷ đồng.

Chào sàn với mức giá 18.700 đồng, vốn hóa thị trường của cổ phiếu BIDV chiếm hơn 5% tổng mức vốn hóa thị trường và đưa ngành ngân hàng trở thành ngành chiếm giá trị vốn hóa lớn nhất, khoảng 27% trên sàn chứng khoán tập trung. 

Lúc đó, BID được kỳ vọng sẽ tạo được những ảnh hưởng tích cực đến thị trường nói chung và chỉ số VN-Index nói riêng, đồng thời thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Thế nhưng, sự khởi đầu của cổ phiếu này dường như không mấy thuận lợi.

Cũng phải thấy rằng, lựa chọn chào sàn vào thời điểm Giáp Tết, BID cũng như nhiều cổ phiếu khác sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề do áp lực chốt lời của giới đầu tư. Trong cùng khoảng thời gian này, VN-Index cũng đã có 3 phiên giảm liền từ 27/1 đến 7/2/2014.

Thị giá BID lao dốc theo thị trường.

Thị giá BID "lao dốc" theo thị trường.

Vào phiên đầu tiên BID tăng nhẹ 100 đồng thì VN-Index tăng tới 6,64 điểm tương ứng 1,2% vượt mốc 560 lên 560,2 điểm. Các phiên kế tiếp, VN-Index mất 3,67 điểm tương ứng 0,66% vào ngày 27/1; mất 1,84 điểm vào ngày 6/2 và tiếp tục mất 4,92 điểm tương ứng 0,89% vào ngày 7/2 xuống còn 549,8 điểm. Vốn hóa sàn HSX tương ứng cũng "bốc hơi" 17.566 tỷ đồng chỉ trong 3 phiên.

Diễn biến giá của BID trong những phiên sắp tới, bên cạnh yếu tố thị trường còn phụ thuộc vào các thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh riêng và hợp nhất của ngân hàng trong năm 2013.

Theo công bố của BIDV, đến 31/12/2013, tổng tài sản BIDV đạt 550.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng đều đạt trên 16%, nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,3%, lợi nhuận trước thuế đạt 5.233 tỷ đồng, tăng gần 21% so với năm 2012, đạt 110,8% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) đạt 0,73% và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 12,7%, chia cổ tức 8,5%.

Bước sang năm 2014, BIDV dự kiến đạt lợi nhuận trước thuế tối thiểu 6.000 tỷ, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát không vượt quá 2,6%, ROA 0,78%, ROE 13,3% và tỷ lệ chi trả cổ tức đạt 8-9%.

Mai Chi

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước