Có một không gian Tết xưa ngay giữa lòng Hà Nội
(Dân trí) - Một không gian Tết truyền thống của 36 phố phường đã được tái hiện sinh động trên con phố Ngô Quyền (Hà Nội) vào dịp đầu xuân và trở thành địa điểm check-in yêu thích đối với những ai yêu văn hóa Việt.
Thổi hồn truyền thống cho Tết hiện đại
Ngày Tết trong tâm thức người Việt là khởi đầu của một năm vũ trụ vận hành, là dịp để đoàn viên, sum vầy và tận hưởng cuộc sống, thảnh thơi du ngoạn tiết trời Xuân. Cuộc sống hiện đại, con người ta đôi lúc lại muốn tìm về những giá trị truyền thống. Đó là dãy phố yên tĩnh, cổ kính với mái ngói đượm màu rêu phong, là cánh cửa gỗ nhuốm màu sương gió. Đó là những gian hàng xén rạng ngời nụ cười tỏa nắng, là mai vàng rực rỡ, đào thắm khoe sắc, là ông đồ già "bày mực Tàu, giấy đỏ"…
Với mong muốn tôn vinh nét đẹp truyền thống của ngày Tết người Việt, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tái hiện một không gian Tết xưa của Phố cổ Hà Nội dung dị, ấm cúng. Đại diện Ngân hàng cho biết, với hai màu vàng và đỏ làm chủ đạo, không gian mang đến những cảm xúc tươi vui, hạnh phúc cho du khách. Đây cũng là hai màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, sự đầm ấm, sum vầy, cho tình yêu, niềm tin và hy vọng.
Tết là thêm gắn kết và yêu thương
Lấy cảm hứng từ 36 phố phường của Hà Nội, không gian Tết của PVcomBank mang những nét hoài cổ, yên bình giữa lòng phố lớn. Từng chi tiết nhỏ đều như đưa du khách dạo chơi, thăm lại miền ký ức, hồi tưởng lại những điều tốt đẹp của Tết xưa. Đặc biệt, PVcomBank còn tái hiện lại nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt bằng hoạt động ông đồ già cho chữ đầu năm, để du khách đón may mắn, cầu tài lộc, cầu an khang cho gia đình.
Năm 2020, với thông điệp xuyên suốt "Tin&Yêu", PVcomBank tiếp tục phát huy mạnh mẽ nội lực, mang đến những dịch vụ nhân văn và thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Cùng trải nghiệm để Tết thêm ý nghĩa, cảm nhận sự tươi vui, hạnh phúc và bình an từ không gian Tết của PVcomBank tại 22 Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thời gian ông Đồ tặng chữ đầu Xuân:
- Thứ 6, ngày 5/2/2021 (tức 24 tháng Chạp Âm lịch).
- Thứ 7, ngày 6/2/2021 (tức 25 tháng Chạp Âm lịch).
- Chủ nhật, ngày 7/2/2021 (tức 26 tháng Chạp Âm lịch).
- Thứ 7, ngày 13/2/2021 (tức mùng 2 Tết Nguyên đán).
- Chủ nhật, ngày 14/2/2021 (tức mùng 3 Tết Nguyên đán).
- Thứ 4, ngày 17/2/2021 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán).