1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Chuyển dịch số: Xu hướng thay đổi bộ mặt của cả ngành viễn thông

Trường Thịnh

(Dân trí) - Trước sức ép bởi người sử dụng và từ chính thị trường, các nhà mạng viễn thông đang dần thay đổi nhằm làm mới bản thân và định hình nên những giá trị mới.

Vài năm trở lại đây, ngành viễn thông đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của mảng kinh doanh truyền thống, bao gồm doanh thu dịch vụ nhắn tin và thoại. Nguyên nhân sâu xa là bởi sự phổ biến của Internet di động, cùng với đó là các dịch vụ OTT.

Không chỉ vậy, thói quen của người dùng giờ đây đã thay đổi. Họ có xu hướng tìm tới các dịch vụ mới lạ, mang lại trải nghiệm tốt với chi phí ngày càng rẻ hơn. Trước tình hình này, có một thực tế là các doanh nghiệp viễn thông đang phải tìm cách thay đổi, tái cơ cấu và chuyển dần mảng hoạt động của mình sang môi trường số nhằm tạo ra một hệ sinh thái giá trị mới.

Theo iLink Digital, 5G, Internet vạn vật, Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, Tự động hóa quy trình, Điện toán đám mây và An ninh mạng là 7 xu hướng chính sẽ tác động tới việc định hình ngành viễn thông mới trong tương lai.

Chuyển dịch số: Xu hướng thay đổi bộ mặt của cả ngành viễn thông - 1

Vodafone của Anh là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong xu hướng chuyển dịch. Nhà mạng này đã sử dụng AI tích hợp cùng công nghệ thực tế tăng cường (AR) để hỗ trợ khách hàng từ xa. Các vấn đề của người dùng giờ đây có thể giải quyết ngay tại nhà nhờ sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên ảo. Nhờ vậy, họ đã cải thiện được tới 68% sự hài lòng của các khách hàng.

Nhìn chung, đặc điểm của xu hướng chuyển dịch mới hiện nay là hướng tới việc tối ưu quy trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh, cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ số với chất lượng tốt hơn nhằm thỏa mãn các nhu cầu mới.

Tại Việt Nam, có thể nhận thấy rõ điều này khi khoảng 2 năm trở lại đây, các nhà mạng trong nước đã rất tích cực tìm kiếm không gian tăng trưởng mới trong bối cảnh các dịch vụ viễn thông truyền thống dần trở nên bão hòa.

Nổi bật trong xu thế này là sự ra đời của dịch vụ thanh toán hàng hóa giá trị nhỏ qua tài khoản di động (Mobile Money). Đây được coi là một cú huých để các nhà mạng viễn thông tham gia sâu hơn vào nền kinh tế số.

Không chỉ vậy, công nghệ 5G cũng đang được triển khai tại Việt Nam với tốc độ rất khẩn trương. Tính đến nay, Việt Nam đã triển khai thử nghiệm thương mại và dịch vụ 5G tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TPHCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tốc độ 5G trung bình trong quá trình thử nghiệm tại Việt Nam đạt từ 500-600 Mbps, nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ truy cập mạng 4G hiện tại.

Chuyển dịch số: Xu hướng thay đổi bộ mặt của cả ngành viễn thông - 2

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi thử nghiệm cuộc gọi 5G đầu tiên.

Nhờ ưu điểm về tốc độ vượt trội, mật độ thiết bị kết nối cao cùng độ trễ thấp, sự phát triển của 5G sẽ là tiền đề cho Internet vạn vật (IoT), cùng với đó là sự phổ biến rộng khắp hơn nữa của các loại hình dịch vụ số.

Tuy vậy, do những yêu cầu riêng biệt về thiết bị đầu cuối (điện thoại, tablet phải tương thích 5G), với phần lớn người dùng, 5G vẫn được xem là một công nghệ của tương lai. Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng mạng 4G là điều mà các nhà mạng lớn trên thế giới đang hướng đến nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu truy cập dữ liệu của người dùng di động.

Tại Việt Nam, báo cáo mới đây nhất của Opensignal cho thấy, Viettel đang là nhà mạng được đánh giá cao nhất về trải nghiệm 4G. Viettel hiện xếp ở vị trí thứ nhất ở trải nghiệm tốc độ tải xuống (download), độ khả dụng 4G và trải nghiệm vùng phủ sóng 4G.  

Chuyển dịch số: Xu hướng thay đổi bộ mặt của cả ngành viễn thông - 3

Theo đánh giá của Opensignal, nhà mạng này cũng dẫn đầu Việt Nam ở cả 3 hạng mục là trải nghiệm xem video, chơi game và gọi thoại OTT. Đây là những tiền đề cho thấy Viettel đang "giành pole" và có điều kiện vượt lên so với các đối thủ trong việc cung cấp trải nghiệm số cho người dùng.

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, Viettel cũng đang nổi lên như một ví dụ tiêu biểu trong việc thích ứng nhanh với các xu thế mới và sự thay đổi nhu cầu từ phía người dùng di động.

Minh chứng rõ nét nhất là bên cạnh việc phát triển hạ tầng và dịch vụ viễn thông, Viettel đang từng bước chuyển đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần sang nhà cung cấp dịch vụ số.

Đó cũng là lý do nhà mạng này liên tục cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn như ViettelTV, truyền hình di động,... Viettel cũng rất tích cực phát triển gói cước mới và các chương trình ưu đãi nhằm gia tăng trải nghiệm khách hàng

Mới đây, Viettel còn ra mắt bộ 3 sản phẩm ứng dụng công nghệ QR Code là vMark, vMenu và vGift nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ số của mình.

Trong đó, vMark có khả năng hỗ trợ truy xuất nguồn gốc, cảnh báo hàng giả. vMenu là một thực đơn online kết hợp phần mềm quản lý bán hàng chuyên dụng cho các cửa hàng ăn uống. Còn với vGift, đây là giải pháp marketing bằng QR code, giúp doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng qua các hình thức voucher giảm giá, trả thưởng.

Có thể thấy, Viettel đã xác định cho mình một sứ mệnh mới, không còn là phổ cập dịch vụ viễn thông đến người dân Việt Nam mà chuyển sang tiên phong kiến tạo xã hội số. Điều đó cho thấy sự nhanh nhạy của doanh nghiệp này trong việc bắt kịp với xu thế chung của cả ngành viễn thông toàn cầu.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm