1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Chung cư chờ sập: Vì sao dân vẫn "thi gan với tử thần"?

(Dân trí) - Hà Nội hiện có hơn 1.500 chung cư cũ, trong đó nhiều dãy nhà đã xuống cấp rất nguy hiểm như C8 Giảng Võ, E6 Thành Công, 148-150 Sơn Tây... Thế nhưng, do còn nhiều bất cập nên Hà Nội không thể xây chung cư mới, còn người dân bất chấp nguy hiểm quyết bám trụ.

UBND thành phố Hà Nội vừa cho biết, trên địa bàn hiện nay có 1.516 chung cư cũ, cao từ 2 đến 5 tầng, được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1990. Những chung cư cũ này tập trung chủ yếu ở 7 quận nội thành Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Hoàng Mai, Cầu Giấy và Thanh Xuân.
Người dân vẫn sinh sống bình thường ở chung cư được thành phố đưa vào danh sách nguy hiểm

Người dân vẫn sinh sống bình thường ở chung cư được thành phố đưa vào danh sách nguy hiểm

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Thị trường “ấm” trở lại, VN-Index suýt mất thêm 9 điểm!

* “Bầu” Kiên thừa nhận ủy thác cho nhân viên gửi 718 tỷ là sai

* Bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh Khánh Hòa - Bình Thuận

* Giá dầu đang rớt, thời điểm đen tối nhất của TTCK vẫn chưa tới?

* Nhu cầu thanh toán cuối năm tăng, tiền trong ngân hàng vẫn đủ

Tướng công an xây biệt thự ‘lụi’

* Ái nữ kín tiếng, nội tướng của đại gia 'điếu cày' Thản Mường Thanh 

Đến nay, nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp, nhưng con số đã được cải tạo, xây dựng lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cụ thể, Hà Nội xây dựng lại 9 chung cư ở B4, B14 Kim Liên; 187 Tây Sơn; I1, I2, I3 Thái Hà; P3 Phương Liệt, A6, C7 Giảng Võ. Hiện thành phố cũng đang xây dựng 3 chung cư B6, D2 Giảng Võ, C1 Thành Công và một khối nhà N3 thuộc dự án thí điểm cải tạo tổng thể khu tập thể Nguyễn Công Trứ.

Trong số những chung cư cũ chưa được xây mới hiện nay, còn có đơn nguyên được Hà Nội đưa vào danh sách gây nguy hiểm đến tính mạng người dân bất cứ lúc nào. Điển hình trong số đó là đơn nguyên III của chung cư C8 Giảng Võ và E6 Thành Công bị lún lệch, biến dạng tương đối lớn.

Như đơn nguyên III, C8 Giảng Võ, qua đánh giá Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, bị lún lệch theo cả 2 phương với mức độ lớn. Mức độ lệnh của khối nhà bên phải cầu thang đã vượt quá giới hạn cho phép. Ở khu vực cầu thang (dầm, sàn chiếu tới, chiếu nghỉ, sàn mái) vào các tường ngang của đơn nguyên này đã bị phá hoại rất nặng; các tấm sàn mái và một số cấu kiện ở tầng 4 và 5 đã tụt khỏi gối đỡ tường ngang.

Để đảm bảo an toàn tính mạng người dân, cuối tháng 8 vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu di chuyển khẩn cấp các hộ dân ra khỏi đơn nguyên III, trong tháng 9/2014.
Tuy nhiên, chấp nhận nguy hiểm khi ở trong dãy nhà sắp sập, từ đó đến nay người dân vẫn “thi gan với tử thần” - không chịu di dời ra ngoài. Những khu vực được Sở Xây dựng cho là nguy hiểm trước đây đã được gia cố bằng khung thép và dùng xi măng, cát vá víu các lỗ thủng.
Chủ một căn hộ sống trên tầng 4 đơn nguyên III, C8 Giảng Võ cho biết, người dân ở đây đều biết dãy nhà đang xuống cấp nghiêm trọng nên việc xây dựng lại là điều tất yếu.
Tuy nhiên, do những chính sách mà Hà Nội đưa ra chưa hợp lý nên họ vẫn quyết bám trụ ở đây. Điển hình trong đó là việc Hà Nội tạm cư cho các hộ dân ở khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp được cho là quá xa so với nơi học tập và làm việc của người thân trong gia đình.
“Thành phố có kế hoạch di dời chúng tôi ra ngoài nhưng từ đó đến nay cũng chẳng ai ngó ngàng hay yêu cầu gì nên vẫn ở lại. Hơn nữa, nếu thành phố muốn chúng tôi đi thì phải có kế hoạch cụ thể như bao giờ chung cư xây xong để người dân được quay lại, con cháu chúng tôi đang học tập ở Giảng Võ giờ chuyển đi xa thì phải tính thế nào…”, một người dân ở tầng 4 đơn nguyên III nêu băn khoăn.
 
Hình ảnh nứt toác ở đơn nguyên III, C8 Giảng Võ trước khi được người dân dùng xi măng, cát vá lại

Hình ảnh nứt toác ở đơn nguyên III, C8 Giảng Võ trước khi được người dân dùng xi măng, cát vá lại

Hà Nội cũng thừa nhận việc cải tạo xây dựng lại các khu chung cư cũ đến nay vẫn còn chậm. Nguyên nhân được cho là do vướng Quy hoạch chung Thủ đô, định hướng dân số khu vực nội đô lịch sử phải giảm từ 1,2 triệu xuống còn 0,8 triệu, hạn chế xây dựng nhà ở cao tầng.

Ngoài ra, để xây dựng, cải tạo chung cư cũ theo quy định phải có sự đồng thuận của 2/3 tổng số chủ sử dụng, chủ sở hữu hợp pháp. Do vậy, nếu không có sự đồng thuận của đa số người dân thì dự án không thực hiện được.
Mặt khác chủ sở hữu căn căn hộ tầng 1 đòi hỏi nhiều về quyền lợi, không ủng hộ dự án. Nhiều trường hợp đã có sự đồng thuận của 2/3 tổng số chủ sử dụng, chủ sở hữu nhưng vẫn còn xảy ra tình trạng khiếu nại, khiếu kiện dẫn đến làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

Để giải quyết bài toán trên, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép nâng thêm chiều cao tầng khu vực cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên cơ sở cân đối chỉ tiêu quy hoạch của khu vực phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đảm bảo tính khả thi của dự án.

Trước mắt, Hà Nội tập trung các biện pháp để sớm hoàn thành các chung cư cũ đang xây dựng như C7 Giảng Võ, chung cư N3 Khu tập thể Nguyễn Công Trứ. Hà Nội cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án C1 Thành công, C8 Giảng Võ.

Quang Phong
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”