Chủ tịch SCIC nói gì nếu về “siêu” ủy ban quản lý vốn Nhà nước?

(Dân trí) - Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cho rằng, sẽ không chuyện SCIC có “chức năng chồng chéo” với “siêu” ủy ban quản lý vốn Nhà nước.


Sẽ không chuyện SCIC có “chức năng chồng chéo” với “siêu” ủy ban quản lý vốn Nhà nước.

Sẽ không chuyện SCIC có “chức năng chồng chéo” với “siêu” ủy ban quản lý vốn Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Tổ công tác của Thủ tướng để thực thi việc thành lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Việc thành lập “siêu” ủy ban này sẽ được thực hiện ngay trong quý I/2018.

Đáng chú ý, trong danh sách quản lý của “siêu” ủy ban này dự kiến có cả Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) – doanh nghiệp được thành lập với chức năng tương tự như của ủy ban.

Tại buổi họp báo sáng 17/1, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cho biết, Chính phủ vẫn chưa ban hành chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban song sau này cũng sẽ không có “chồng chéo về chức năng”.

“Ủy ban và SCIC đều là cơ quan, doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ. Sau này có khả năng SCIC cũng thuộc quản lý của Ủy ban. Chính phủ sẽ phân công nhiệm vụ hợp lý nhất để đạt mục tiêu sử dụng hiệu quả nhất vốn nhà nước tại các doanh nghiệp”, ông Chi nói.

Chia sẻ về kết quả kinh doanh năm 2017 tại buổi họp báo, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Chí Thành cho biết, SCIC đạt doanh thu 7.380 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế dự kiến 6.313 tỷ đồng, đạt 135,64% kế hoạch .

Trong năm 2017, SCIC đã thực hiện bán vốn thành công tại 38 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn tại 36 DN, bán một phần vốn tại 02 DN; giá vốn 424 tỷ đồng, giá trị thu được là 932 tỷ đồng, gấp gần 2,2 lần giá vốn.

Nếu tính cả việc bán vốn lần đầu tại Vinamilk (5,4% vốn điều lệ), giá trị thu về là 21.208 tỷ đồng, gấp 19,1 lần giá vốn, chênh lệch bán vốn thu về 20.102 tỷ đồng.

Lũy kế từ khi thành lập đến nay, SCIC đã bán vốn tại 986 DN (trong đó bán hết vốn tại 885 DN, bán một phần vốn tại 82 DN) và bán quyền mua tại 19 DN với giá vốn là 8.084 tỷ đồng và thu về 27.999 tỷ đồng (gấp 3,5 lần giá vốn).

Được biết, trong danh sách doanh nghiệp dự kiến chuyển giao về “siêu” Ủy ban ngoài SCIC sẽ có một loạt các “ông lớn” như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp cao su, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông VTC, Tổng công ty viễn thông MobiFone, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam...

Nguyễn Khánh

Chủ tịch SCIC nói gì nếu về “siêu” ủy ban quản lý vốn Nhà nước? - 2