Chợ khang trang giữa Thủ đô chỉ dùng để... giữ xe máy

Chợ Thượng Đình với 3 tầng khang trang giữa trung tâm quận Thanh Xuân, nhưng lại chỉ lèo tèo chưa đầy 10 gian hàng ngay cửa ra vào chợ, bên trong từ tầng 1 đến tầng 3 bỏ không, thậm chí 1/3 diện tích tầng 1 biến thành nơi trông giữ xe đạp, xe máy.

9h sáng, chợ Thượng Đình, tại 132 đường Nguyễn Trãi, Hà Nội, vắng tanh, gần chục gian hàng được bày bán ngay sát cửa ra vào, giáp với đường Nguyễn Trãi, một vài người bán hàng tụ tập ngồi tán gẫu với nhau, có người ngồi buồn thiu giữa gian hàng của mình. Thi thoảng, xuất hiện một vài người dắt xe máy vào trong chợ nhưng...để gửi xe.

Bên trong chợ Thượng Đình, bụi, mạng nhện giăng, bám đầy các dãy, gian hàng đã đóng cửa bỏ không, đông và tấp nập nhất là khu vực trông giữ xe máy ở tầng 1 của chợ. Tầng 2, tầng 3 chợ trống không, tường, trần nhà bám đầy bụi đất, mạng nhện và lớp gạch lát nền của tâng 3 nhiều chỗ đã bong vỡ.

Bà Vinh người bán hàng kính mắt kiêm luôn bán trà đá ở ngay cửa ra vào chợ cho hay, bán hàng ở đây rất vắng khách, buồn quá nên tôi phải mở thêm quán nước bán trà đá để kiếm thêm. Đã 4 – 5 năm nay chợ ngày càng vắng, nhiều người đã phải đóng cửa gian hàng để đi thuê chỗ khác kinh doanh, khách vào chợ một ngày chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi.

Đối lập với sự vắng vẻ của chợ Thượng Đình, trên phố Chính Kinh ngay sát chợ, tấp nập người mua, người bán chủ yếu là hàng thực phẩm, rau, thịt.

Theo bà Vinh, buôn bán ở vỉa hè phố Chính Kinh thuận tiện hơn nhiều so với bán hàng ở trong chợ Thượng Đình nên nhiều người đã chuyển ra ngoài để kinh doanh. Trước đây, chợ Thượng Đình còn gọi là chợ Xanh, khi chưa xây chợ mới ở đây bán hàng rất tốt nhưng từ năm 2003 chợ mới được đi vào hoạt động thì bỗng dưng khách vắng dần và kéo theo các ki ốt cũng dần phải đóng cửa. Khoảng gần 4 năm nay chợ đã được quận bàn giao lại cho Tổng Cty thương mại Hà Nội quản lý.

Ông Đào Minh Xuyên, Giám đốc Trung tâm kinh doanh chợ Thượng Đình, Tổng Công ty thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, năm 2009 chợ Thượng Đình được UBND quận Thanh Xuân bàn giao cho Hapro Hà Nội, khi đó cả chợ chỉ có 27 hộ kinh doanh. Chợ Thượng Đình được xây dựng năm 2001 và đi vào hoạt động năm 2003 với diện tích mặt sàn là 1.900m2, 3 tầng, với 148 gian hàng, tổng dự toán lên đến 6 tỷ đồng. Bất cập của chợ khi được xây dựng là không có chỗ thoát hiểm, chỉ có một lối vào ra từ đường Nguyễn Trãi.

Trước tình trạng trên, cũng theo ông Xuyên, khi tiếp quản chợ Thượng Đình, Tổng Công ty Hapro cũng đã có kế hoạch để xây dựng chợ thành Trung tâm thương mại và tòa nhà cho thuê nhằm thu hút người dân đến mua sắm, kinh doanh.

Cùng dạo quanh chợ Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội “bỏ hoang”:

Chợ khang trang giữa Thủ đô chỉ dùng để... giữ xe máy
Cả chợ Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội chỉ còn duy nhất gần 10 gian hàng được bày bán phía của ra vào.
 
Đây là khu vực được coi là đông đúc nhất của chợ.
Đây là khu vực được coi là "đông đúc" nhất của chợ.
 
Bên trong tầng 1 chỉ có duy nhất một bãi trông giữ xe máy, xe đạp.
Bên trong tầng 1 chỉ có duy nhất một bãi trông giữ xe máy, xe đạp.
 
Bên trong chợ trống không.
Bên trong chợ trống không.
 
Tầng 2 của chợ không có lấy một gian hàng hoạt động.
Tầng 2 của chợ không có lấy một gian hàng hoạt động.
 
Tấp nập nhất là bãi trông giữ xe đạp, xe máy ở tầng 1.
Tấp nập nhất là bãi trông giữ xe đạp, xe máy ở tầng 1.
 
Một số khung sắt gian hàng đã rỉ, bám đầy bụi, mạng nhện còn sót lại trên tầng 2 của chợ.
Một số khung sắt gian hàng đã rỉ, bám đầy bụi, mạng nhện còn sót lại trên tầng 2 của chợ.
 
Bên trong các gian hàng bụi đất bám đầy.
Bên trong các gian hàng bụi đất bám đầy.
 
Bên trong các gian hàng bụi đất bám đầy.
Tầng 3 trống không, chỉ còn lại duy nhất 2 phòng làm việc của Ban giám đốc Trung tâm kinh doanh chợ.
 
Nhiều điểm ở tẩng 3 của chợ gạch lát nền đã bị bong tróc.
Nhiều điểm ở tẩng 3 của chợ gạch lát nền đã bị bong tróc.
 
Theo Xuân Hải
InFonet